KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 60 - 62)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

1. Hiện tượng đa kháng (multyresistance) đã xuất hiện ở vi khuẩn E. coli và

Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy. Vi khuẩn E. coli đã kháng lại cùng một lúc 6 loại kháng sinh (penicillin, neomycin, tetracyclin, doxycyclin, norfloxacin, ofloxacin). Vi khuẩn Salmonella spp. kháng lại 4 loại kháng sinh (penicillin, neomycin, kanamycin, tetracyclin).

2. Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp sử dụng các dung môi khác nhau là khác nhau, không chỉ phụ thuộc và độ phân cực của dung môi mà còn phụ thuộc vào bản chất của dung môi. Hiệu suất lớn nhất là khi sử dụng dung môi chloroform với hiệu suất 15,95% và thấp nhất là sử dụng dung môi nước với hiệu suất 9,48%.

3. Kiểm tra sơ bộ thành phần hóa học của các dịch chiết lá cây Huyền diệp cho thấy trong dịch chiết có 10 loại nhóm chất khác nhau (alkaloid, flavonoid,

phytosterol, polyphenol, tanin, saponin,carotenoid đường khử, chất béo, chất nhầy), tùy vào từng loại dung môi có khả năng lôi kéo các nhóm chất ra khỏi lá cây Huyền diệp là khác nhau. Dung môi ethanol và chloroform lôi kéo được nhiều loại nhóm chất nhất (9 loại), sau đó là ether dầu và ethyl axetate (8 loại) và cuối cùng là nước cất chỉ với 3 loại nhóm chất.

4. Ở nồng độ 100mg/ml các dịch chiết đều có khả năng diệt khuẩn in vitro

đối với cả 2 chủng vi khuẩn. Dịch chiết sử dụng dung môi là chloroform cho kết quả tốt nhất (tốt hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với kháng sinh gentamycin) đối với E. coli và Salmonella spp. với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 22.33 ± 1.15 và 24.00 ± 1.00.

5. Các dịch chiết lá cây Huyền diệp đều có khả năng diệt khuẩn in vitro trên cả hai chủng vi khuẩn mang plasmid chứa gen kháng kháng sinh (E. coli Top 10

pJET 1.2/blunt kháng ampicillin, E. coli Top 10 pPS1 kháng kanamycin). Dịch chiết sử dụng dung môi chloroform ở nồng độ 100mg/ml vẫn cho tác dụng diệt khuẩn in

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

vitro tốt đối với cả hai chủng vi khuẩn kháng thuốc, đạt độ mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn ≥ 20mm.

6. Dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform khi pha loãng vẫn có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với 02 chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella

spp. Nồng độ cao dịch chiết nhỏ nhất vẫn còn khả năng diệt khuẩn in vitro đối với vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. lần lượt là ở 391µg/ml và 195µg/ml

7. Sử dụng dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó với liều 50 mg/kg thể trọng cho hiệu quả điều trị cao (80%), tương đương với kết quả sử dụng thuốc kháng sinh gentamycin

5.2. Đề nghị

1. Thử nghiệm khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trên nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.

2. Nghiên cứu sâu hơn nhằm phân tích cũng như tách riêng những thành phần hóa học có trong lá cây Huyền diệp, tìm ra chất mang tính quyết định tác dụng diệt khuẩn, để tinh chế và sử dụng.

3. Thử nghiệm điều trị chó bị viêm ruột tiêu chảy trên quy mô lớn để có thể ứng dụng dịch chiết lá cây Huyền diệp trong việc điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy cho chó nói riêng và cho vật nuôi nói chung trong thực tiễn sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 60 - 62)