Kết quả kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn thử nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 36)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn thử nghiệm.

vi khuẩn thử nghiệm.

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. gây bệnh phân lập từ phân chó bị tiêu chảy khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh thường dùng (Lloyd et al., 1996; Normand et al., 2000)

Tại Pháp, một nghiên cứu được tiến hành tại Trường đại học Thú y Quốc gia tại Nantes cho thấy tỷ lệ vi khuẩn kháng đa kháng (> 3 thuốc) chủng S. intermedius tăng từ 11% trong giai đoạn 1986-1987 đến 28% trong giai đoạn 1995-1996. (Pellerin et al., 1998). Tương tự như vậy, cũng phát hiện thấy sự tăng sức đề kháng với penicillin, neomycin, sulphonamide, co-trimoxazole và erythromycin của vi khuẩn S. Intermedius phân lập từ những con chó ở Thụy Sỹ (Wissing et al., 2001). Tại Thụy Điển, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn S. intermedius và E. Coli phân lập ở chó bệnh tăng lên nhanh từ năm 1992 đến năm 2002. Cụ thể vi khuẩn S.

intermedius kháng macrolide, lincosamide và tetracycline tăng từ 18% lên 30%, vi khuẩn E. coli kháng với ampicillin, streptomycin, tetracycline và sulphonamide / trimethoprim tăng từ 11 lên 24% (SVARM 2002, 2003).

Sự xuất hiện của đa kháng của vi khuẩn S.Typhimurium (DT104) ở chó và mèo đã được công bố ở Anh (Wall et al., 1996; Low et al., 1996), ởĐức (Frech et al., 2003) và tại Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, 2001). Các chủng này thường kháng với ít nhất năm loại kháng sinh, bao gồm ampicillin, chloramphenicol, streptomycin, sulphonamide và tetracycline. Theo nghiên cứu của Zhao và cộng sự năm 2003 Salmonella enterica serotype Newport isolates đã kháng lại ít nhất 9 loại kháng sinh (bao gồm cả cephalosporins) gây bệnh trên cảđộng vật và người ở Mỹ. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2012) cho thấy khi chó bị tiêu chảy thì các loại vi khuẩn đường ruột tăng mạnh về số lượng. Trong 17 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 4 loại thuốc là Cephaclor, tiếp tới là Neomycin, Norfloxacin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 và Cephalexin là có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ trên 85,00% trở lên và đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 23mm.

Vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy được cung cấp từ phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (LAS – NN54; ISO 17025:2005). Trước khi nghiên cứu tính mẫn cảm của chúng với các dịch chiết chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của 02 chủng vi khuẩn với 14 loại thuốc kháng sinh thông dụng của. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả kháng sinh đồ kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn thử nghiệm với 14 kháng sinh thông dụng

STT Kháng sinh Nồng độ (µg)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Salmonella spp. E. coli 1 Penicillin (Pn) 10 0 0 2 Ampicillin (Am) 10 21 19 3 Amoxcillin (Ax) 10 17 20 4 Streptomycin (Sm) 10 18 22 5 Neomicin (Ne) 30 6 9 6 Gentamycin (Ge) 10 26 19 7 Kanamycin (Kn) 30 0 18 8 Amikacin (Ak) 30 17 18 9 Tetracyclin (Te) 30 9 5 10 Doxycyclin (Dx) 30 20 0 11 Norfloxacin (Nr) 10 25 0 12 Ofloxacin (Of) 5 22 0 13 Colistin (Co) 10 18 28 14 Trimethoprim/ Sulfamethoxazol (Bt) 1,25/23,75 18 19

Sau khi đo đường kình vòng vô khuẩn trung bình, đối chiếu với bảng tiêu chuẩn đánh giá tính mẫn cảm và tính kháng kháng sinh theo tiêu chuẩn CLSI 2010

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 kết quả cho thấy E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị bệnh đã kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng, hiện tượng đa kháng (multyresistance) đã xuất hiện. Vi khuẩn E. coli đã kháng lại cùng một lúc 6 loại kháng sinh, tương tự vi khuẩn Salmonella spp. kháng lại 4 loại kháng sinh.

Vi khuẩn E. coli phân lập từ phân chó bị tiêu chảy vẫn còn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh sau: Amoxycillin, ampicillin, streptomycin, gentamycin, kanamycin, amikacin, colistin, sulfamethoxazol/trimethoprim; và kháng lại kháng sinh penicillin, neomycin, tetracyclin, doxycyclin, norfloxacin, ofloxacin.

Vi khuẩn Salmonella spp. mẫn cảm cao với các loại kháng sinh sau: Ampicillin, amoxcillin, streptomycin, gentamycin, norfloxacin, ofloxacin, colistin, sulfamethoxazol/trimethoprim; mẫn cảm trung bình với amikacin và kháng lại kháng sinh penicillin, neomycin, kanamycin, tetracyclin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây, hiện tượng đã kháng đã xuất hiện, cùng một lúc vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị tiêu chảy kháng lại với 4-6 loại kháng sinh thông dụng (Centers for Disease Control and Prevention, 2001; Frech et al., 2003). Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2012) E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị tiêu chảy vẫn còn mẫm cảm cao vói kháng sinh neomycin, nhưng kết quả của chúng tôi lại thấy cả 02 chủng vi khuẩn này đã kháng lại neomycin.

Theo chúng tôi một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiện tượng đa kháng của vi khuẩn là do việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi nói chung và cho chó nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, và điều trị chưa đúng liệu trình. Bên cạnh đó, Trung tâm chó nghiệp vụ, Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thường xuyên có chó được đưa đến huấn luyện, cũng như nhập nội chó từ nước ngoài, đây cũng chính là một nguồn lây bệnh tiềm năng và gây ra hiện tượng đa kháng vi khuẩn.

Sự kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng đang là một thách thức lớn trong thú y cũng như nhân y, do đó cần phải tìm những loại kháng sinh mới hiệu quả hơn (WHO, 2014). Kháng sinh thảo dược được coi là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các loại kháng sinh tổng hợp vì nó ít gây ra phản ứng bất lợi, không tồn dư kháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 sinh, chưa tìm thấy dòng vi khuẩn kháng và giá thành thuốc cũng hạ hơn so với các thuốc kháng sinh tổng hợp (Gislence et al., 2000; Sumitra Chanda, Kalpana Rakholiya, 2013).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)