Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp bằng các dung môi khác nhau

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 39)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp bằng các dung môi khác nhau

Bản chất của quá trình chiết xuất hoạt chất trong dược liệu bằng dung môi là quá trình di chuyển vật chất trong hai pha rắn - lỏng, trong đó dung môi là pha lỏng còn dược liệu là pha rắn. Do có mặt của màng tế bào, màng nguyên sinh chất, cho nên quá trình chiết xuất rất phức tạp, trong đó xảy ra các hiện tượng hòa tan, khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích.

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả tùy thuộc bản chất từng loại dung môi chúng sẽ có khả năng lôi kéo các hoạt chất có trong dược liệu là là khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào độ phân cực của từng loại dung môi (Thenmozhi, Sivaraj 2010; Uzama et al.,2011; Subramanion et al., 2013; Kavitha et al., 2013)

Để so sánh khả năng tách chiết các nhóm hoạt chất có trong lá Huyền diệp bằng 5 loại dung môi (nước cất, ethanol, ethyl axetate, chlorofom, ether dầu) có độ phân cực khác nhau.

Kết quả cho thấy, cùng một tỷ lệ pha loãng nhưng dịch chiết thu được từ các dung môi lại có các mầu sắc khác nhau. Các dịch chiết lá cây huyền diệp thu được có mầu sắc biến đổi từ xanh nhạt đến xanh đen (dịch chiết Ethanol có màu xanh lục, dịch chiết Chloroform, Methanol, Ethyl acetate có màu xanh đen) riêng dịch chiết trong dung môi nước có mầu hồng nhạt (Hình 4.1). Qua mầu sắc khác nhau của dịch chiết có thể sơ bộ nhận định rằng, các dung môi khác nhau có khả năng lôi kéo các hoạt chất trong lá Huyền diệp là khác nhau.

Tiến hành cô đuổi dung môi bằng máy cất quay chân không cho đến khi được cao có khối lượng không đổi, để tiến hành tính hiệu suất chiết của dược liệu trong từng loại dung môi. Kết quả cụ thể như sau:

● Sử dụng dung môi nước, một dung môi thông dụng dễ kiếm, giá rẻ, nhưng dễ thấm vào dược liệu do có độ nhớt thấp và sức căng bề mặt nhỏ; là dung môi phân cực protic có khả năng hòa tan muối alkaloid, một số glycosid, đường, chất nhầy....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Tiến hành thu hồi dung môi bằng máy cô quay cho khối lượng cao khô trung bình là 1,90 ± 0,04 gam tương ứng với hiệu suất là 9,48%.

● Dung môi ethanol là một dung môi thông dụng thường được sử dụng trong Đông dược, là dung môi phân cực protic, hòa tan được alkaloid, tinh dầu, nhựa, glycosid, ít hòa tan tạp chất. Mặt khác, ethanol không làm trương nở dược liệu như dung môi nước. Tiến hành thu hồi dung môi bằng máy cô quay cho kết quả khối lượng cao khô trung bình là 2,32 ± 0,03 gam tương ứng với hiệu suất là 11,62%.

● Khi sử dụng dung môi chloroform – dung môi không phân cực, hiệu suất chiết xuất đạt cao nhất 15,95%, có thể nhận định rằng đây là dung môi hòa tan được nhiều hoạt chất trong lá Huyền diệp nhất với màu dịch chiết đen thẫm, khối lượng cao khô trung bình sau khi cô đuổi dung môi là 3,19 ± 0,01 gam tương ứng với hiệu suất đạt 15,95%.

● Ethyl axetate là một ester có điểm sôi và đông đặc tương đối thấp nên dễ dàng tách dung môi ra khỏi dịch chiết. Là dung môi phân cực aprotic cũng có khả năng tách được rất nhiều các chất như axit amin, flavonoid, chất béo... nhưng không tách được alkaloid ra khỏi dược liệu. Tiến hành thu hồi dung môi bằng máy cô quay cho kết quả khối lượng cao khô trung bình là 2,27 ± 0,05 gam tương ứng với hiệu suất là 11,35%.

● Ether dầu là dung môi không phân cực có khả năng chiết được nhiều các chất như nhựa, chất béo, các vitamin tan trong dầu, dịch chiết có màu xanh nhạt, sau khi thu hồi dung môi ta được khối lượng cao khô trung bình là 2,29 ± 0,06 gam tương ứng với hiệu suất là 11,43%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Hình 4.1. Mầu sắc dịch chiết lá Huyền diệp trong 5 dung môi nghiên cứu

Ghi chú: 1- Ether dầu; 2-Ethanol; 3- Ethyl axetate; 4- Chloroform; 5- Nước cất

Qua bảng 4.2. cho thấy, khi sử dụng 3 loại dung môi ether dầu, ethyl axetate và ethanol khối lượng cao khô thu được, cũng như hiệu suất chiết có sự biến đổi không nhiều từ 2,27 g - 2,324 g và 11,35% -11,43%, không cho thấy sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong dung môi là nước khối lượng và hiệu suất chiết giảm khá mạnh (1,896 g với hiệu suất 9,48%). Ngược lại khi dung môi là chloroform cho khối lượng cao khô, cũng như hiệu suất chiết tăng cao (3,198 g với hiệu suất 15,95%). Do đó, có thể dự đoán thành phần hóa học trong lá Huyền diệp chứa một lượng lớn các chất tương đối dễ tan trong dung môi không phân cực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Bảng 4.2. Hiệu suất tách chiết của dịch chiết lá Huyền diệp bằng các dung môi khác nhau

STT Loại dung môi

Khối lượng ban

đầu

Khối lượng cao khô

TB ± s (gam) Hiệu suất tách chiết Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 Nước cất 20 g 1,935 1,853 1,899 1,90 ± 0,04 9,48% 2 Ethanol 20 g 2,318 2,298 2,356 2,32 ± 0,03 11,62% 3 Chloroform 20 g 3,179 3,201 3,188 3,19 ± 0,01 15,95% 4 Ethyl axetate 20 g 2,237 2,325 2,248 2,27 ± 0,05 11,35% 5 Ether dầu 20 g 2,219 2,326 2,313 2,29 ± 0,06 11,43%

Kết quả đánh giá hiệu suất chiết xuất của 05 loại dung môi sử dụng được thể hiện rõ hơn ở hình 4.2.

Hình 4.2. Hiệu suất chiết xuất lá Huyền diệp trong các dung môi tách chiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)