Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết trên vi khuẩn E.coli phân lập từ phân chó bị tiêu chảy

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 48)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.2. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết trên vi khuẩn E.coli phân lập từ phân chó bị tiêu chảy

phân lp t phân chó b tiêu chy

Bằng phương pháp khuếch tán trên thạch, 5 loại DC (1:10) có nồng độ 100mg/ml được thử khả năng diệt khuẩn in vitro trên vi khuẩn E. coli phân lập từ phân chó bị bệnh tiêu chảy. Kháng sinh chuẩn là getamycin (10mg/ml) được sử dụng như kết quả đối chứng. Kết quả thí nghiệm lặp lại 3 lần được trình bày ở bảng 4.5.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 4.5. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với vi khuẩn E. coli.

STT Thành phần Nồng độ (mg/ml)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

D1 D2 D3 Dtb ± s 1 Đ/c DMSO Nc 0 0 0 0 2 Getamycin 10 20 21 20 20.33 ± 0.58 3 DC nước 100 17 16 17 16.67 ± 0.58 4 DC Ethanol 100 19 18 18 18.33 ± 0.58 5 DC Chlorofom 100 23 21 23 22.33 ± 1.15 6 DC Ether dầu 100 20 21 20 20.33 ± 0.58 7 DC Ethyl acetate 100 20 19 21 20,00 ± 1.00

Chú thích: D1, D2, D3: đường kính vòng vô khuẩn của các lần thử 1,2,3; Dtb: đường kính vòng vô khuẩn trung bình.

Qua kết quảđánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro trên vi khuẩn E. coli được trình bày ở bảng 4.5 ta thấy, cả 5 loại dịch chiết đều cho khả năng diệt khuẩn in vitro, 3/5 loại dịch chiết có độ mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn ≥ 20mm. Ở nồng độ 100mg/ml tương tự như đối với vi khuẩn Salmonella spp. dịch chiết sử dụng dung môi là cloroform cho kết quả tốt nhất về khả năng diệt khuẩn in

vitro với đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất đạt 22.33 ± 1.15mm. Dịch chiết này có khả năng diệt khuẩn in vitro tốt hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với kháng sinh chuẩn gentamycin (20.33 ± 0.58). Dịch chiết sử dụng dung môi là ether dầu và ethyl acetate cho kết quả đường kính vòng vô khuẩn tương đương với kháng sinh chuẩn. Tương tự kết quả thí nghiệm của dịch chiết với vi khuẩn Salmonella spp.,

đối với vi khuẩn E. coli dịch chiết sử dụng dung môi là nước (16.67 ± 0.58mm) và ethanol (18.33 ± 0.58 mm) thì cho đường kính vòng vô khuẩn nhỏ hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với kháng sinh chuẩn gentamycin.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Hình 4.5. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp

đối với vi khuẩn E. coli.

Kết quả thử nghiệm khả năng diệt khuẩn in vitro đối với cả 2 chủng vi khuẩn

E. coli và Salmonella spp. gây bệnh phân lập từ phân chó bị tiêu chảy cho thấy, các dịch chiết ở nồng độ 100 mg/ml đều có tác dụng diệt khuẩn. Dịch chiết sử dụng dung môi là chloroform cho kết quả tốt nhất đối với cả hai chủng vi khuẩn và đều tốt hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với kháng sinh gentamycin.

Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Thenmozhi và Sivaraj (2010) dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform cho đường kính vòng vô khuẩn đối với E. coli là 24 mm, đối với vi khuẩn Salmonella spp. là 21mm. Theo nghiên cứu của Anzana et al. (2013) đối với E. coli, dịch chiết của lá cây huyền diệp ở nồng độ 125 mg/ml trong 03 loại dung môi methanol, chloroform và hexane đường kính vòng vô khuẩn biển đổi không nhiều từ 24,16 (dung môi chloroform) đến 27,6 (với dung môi là hexane). Theo nghiên cứu của Tripta và Kanika (2011) dịch chiết cây Huyền diệp cũng có tác dụng diệt khuẩn đối với vi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 khuẩn trong 06 loại dung môi đường kính vòng vô khuẩn biến đổi mạnh. Khi sử dụng dung môi là chloroform đường kính vòng vô khuẩn đạt 23,0 mm với

Salmonella spp. và chỉđạt 20 mm đối với E. coli nhưng vẫn đạt độ mẫn cảm cao. Kết hợp với kết quả của thí nghiệm trên khi tiến hành định tính các nhóm chức có mặt trong dịch chiết, nhận thấy có 3/5 loại dịch chiết có alkanoid nhưng cả 5 loại dịch chiết vẫn đều có khả năng diệt khuẩn in vitro. Alkanoid là hoạt chất có tính sinh học cao nên có tác dụng diệt khuẩn in vitro., chứng tỏ rằng ngoài alkaloid thì các nhóm hoạt chất khác trong dịch chiết cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn. Các hoạt chất này cùng với alkaloid tạo nên giá trị kháng khuẩn cao hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)