Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết trên vi khuẩn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 51 - 55)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết trên vi khuẩn

E.coli Salmonella có chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tác dụng phụ của kháng sinh trong điều trị đang là những thách thức trong y học (WHO 2014). Vi khuẩn kháng thuốc không chỉ làm giảm thậm chí làm mất hiệu lực điều trị bệnh của vật nuôi và con người, mà còn làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng. Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ được hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn một khi chúng xuất hiện. Ngoài sự linh hoạt do đặc tính sinh học, vi khuẩn còn có khả năng bảo tồn sự đề kháng một khi gen kháng thuốc nằm trên nhiễm sắc thể của nó. Ngược lại, khi yếu tố di truyền liên quan đến đề kháng nằm trên plasmid nhất là plasmid tiếp hợp, vi khuẩn sẽ có khả năng truyền sự đề kháng này cho vi khuẩn khác cùng hay khác loài. Từđó sự kháng kháng sinh gia tăng dần lên trong quần thể vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu khẳng định việc nỗ lực tìm ra các chất kháng khuẩn mới nhằm thay thế kháng sinh là yêu cầu cấp thiết hiện nay (Rojas, 2003). Tổ chức y tế thế giới đã nhận định rằng nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật bản địa có khả năng thay thế thuốc kháng sinh. Những nghiên cứu và trao đổi thông tin về thảo dược ngày càng được chú trọng (Amadou, 1998). Thảo dược đang ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của nó trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn sinh học thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh et al., 2008; Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho, 2013). Kháng sinh thảo dược được coi là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các loại kháng sinh tổng hợp vì nó ít gây ra phản ứng bất lợi, không tồn dư kháng sinh, chưa tìm thấy dòng vi khuẩn kháng và giá thành thuốc cũng hạ hơn so với các thuốc kháng sinh tổng hợp (Gislence et al., 2000).

Nhằm minh chứng cho vấn đề này, cũng như minh chứng cho việc sử dụng thảo dược nói chung và dịch chiết cây Huyền diệp nói riêng có khả năng diệt khuẩn

in vitro đối với cả những chủng vi khuẩn có mang plasmid chứa gen kháng kháng sinh, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sử dụng dịch chiết cây Huyền diệp trong các dung môi khác nhau đối với 2 chủng vi khuẩn E. coli chứa plasmid có gen kháng thuốc (E. coli Top 10 pJET 1.2/blunt kháng ampicillin và E. coli Top 10 pPS1

kháng kanamycin).

Bằng phương pháp khuếch tán trên thạch, 5 loại cao lỏng có nồng độ 100 mg/ml được thử hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn E. coli Top 10 pJET 1.2/blunt kháng ampicillin và E. coli Top 10 pPS1 kháng kanamycin. Dung dịch DMSO và kháng sinh ampicillin và kanamycin có nồng độ 10mg/ml được sử dụng làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp đối với vi khuẩn chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

STT Loại dịch chiết/ kháng sinh

Đường kính vòng vô khuẩn, mm Chủng vi khuẩn

E. coli Top 10 pJET

1.2/blunt E. coli Top 10 pPS1

1 Đ/c DMSO 0 0

2 Ampicillin 0 Không thử nghiệm 3 Kanamycin Không thử nghiệm 0

4 DC nước 16,00 ± 1,00 16,67 ± 0,58 5 DC Ethanol 18,67 ± 0,58 19,67 ± 0,58 6 DC Chlorofom 22,00 ± 1,00 22,00 ± 1,00 7 DC Ether dầu 20,00 ± 1,00 21,00 ± 1,00 8 DC Ethyl acetate 20,67 ± 0,58 20,33 ± 0,58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Hình 4.6. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với vi khuẩn chứa plasmid mang gen kháng kháng sinh.

Hình 4.7. Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform với vi khuẩn phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy

Hình 4.8. Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform với vi khuẩn mang plasmid chứa gen kháng kháng sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 C - E. coli Top 10 pPS1 kháng kanamycin; D - E. coli Top 10 pJET 1.2/blunt kháng ampicillin

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dịch chiết đều có khả năng diệt khuẩn in

vitro trên cả hai chủng vi khuẩn mang plasmid chứa gen kháng kháng sinh. Dịch chiết sử dụng dung môi chloroform ở nồng độ 100mg/ml vẫn cho tác dụng diệt khuẩn in vitro tốt đối với cả hai chủng vi khuẩn kháng thuốc, đạt độ mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn ≥ 20mm. Kết quả kháng sinh đồ thể hiện rõ hơn ở hình 4.6.

Khi so sánh tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá Huyền diệp đối với vi khuẩn E. coli gây bệnh phân lập từ phân chó bị viêm ruột tiêu chảy và E. coli

kháng kháng sinh, chúng tôi nhận thấy khả năng diệt khuẩn của dịch chiết đối với vi khuẩn kháng kháng sinh không sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với vi khuẩn

E. coli phân lập được.

Kết quả thí nghiệm cho thấy dịch chiết lá cây Huyền diệp trong các dung môi khác nhau không chỉ có tác dụng diệt khuẩn in vitro tốt đối với 2 chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. gây bệnh viêm ruột tiêu chảy cho chó mà còn có tác dụng diệt khuẩn in vitro tốt đối với cả những chủng E. coli mang plasmid có chứa gen kháng kháng sinh. Đặc biệt khi sử dụng dung môi là chloroform, với dung môi này bên cạnh việc cho hiệu suất chiết lớn nhất còn cho khả năng diệt khuẩn tốt nhất.

Kết quả này là một dẫn chứng khoa học, để minh chứng tiêm năng sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên (thảo dược) nói chung và lá cây Huyền diệp nói riêng trong phòng và trị bệnh trong thú y nhằm thay thế sử dụng các loại kháng sinh để hạn chế cũng như chống lại sự kháng thuốc của vi khuẩn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này chúng tôi sử dụng dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform để điều trị thử nghiệm cho chó bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy tại Trung tâm nghiên cứu chó Nghiệp vụ, Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 51 - 55)