KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.6. Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform khi pha loãng.
diệp trong dung môi chloroform khi pha loãng.
Nồng độ ức chế tối thiểu MIC được hiểu là nồng độ thấp nhất của 1 kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau khoảng 24h nuôi cấy. Xác định được nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh, hay dịch chiết là một bước quan trọng trong việc lựa chọn liều điều trị trong thú y cũng như trong nhân y. Nhằm nghiên cứu sâu hơn về khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform, cũng như tìm ra nồng độ thấp nhất khi pha loãng có khả năng diệt khuẩn in vitro đối với 02 chủng vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn liều điều trị thử nghiệm trên chó bị viêm ruột tiêu chảy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm pha loãng dịch chiết để kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro.
Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định chính xác nồng độ nhỏ nhất của dịch chiết lá cây Huyền diệp có tác dụng ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy (phương pháp định lượng). Dựa theo nguyên lý nồng độ kháng sinh (dịch chiết) tăng dần trong môi trường nuôi cấy, khi đạt đến một nồng độ nhất định nó sẽ ức chế được sự phát triển của vi khuẩn, và bằng mắt thường đã có thể xác định được điều này thông qua quan sát sự xuất hiện có hay không có vòng vô khuẩn.
Bằng phương pháp pha loãng liên tiếp cao dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform ở nồng độ 100mg/ml với hệ số pha loãng ½, sau đó, tiến hành kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro trên môi trường thạch.
Thông qua sự có hay không xuất hiện của vòng vô khuẩn, có thể xác định nồng độ tối thiểu thấp nhất của dịch chiết lá cây Huyền diệp có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kết quảđược thể hiện ở bảng 4.7.
Kết quả cho ta thấy dịch chiết lá cây Huyền diệp trong dung môi chloroform khi pha loãng vẫn có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với 02 chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. Theo quan xát đường kính vòng vô khuẩn giảm dần khi nồng độ cao dịch chiết giảm (Hình 4.9). Vi khuẩn Salmonella spp. mẫn cảm hơn với cao dịch chiết lá cây Huyền diệp in vitro so với vi khuẩn E. coli.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Nồng độ cao dịch chiết ở 391µg/ml là nồng độ nhỏ nhất vẫn còn khả năng diệt khuẩn in vitro (quan sát thấy vòng vô khuẩn) đối với vi khuẩn E. coli.
Nồng độ cao dịch chiết ở 195µg/ml là nồng độ nhỏ nhất vẫn còn khả năng diệt khuẩn in vitro (quan sát thấy vòng vô khuẩn) đối với vi khuẩn Salmonella spp. (Hình 4.9).
Bảng 4.7. Khả năng diệt khuẩn in vitro dịch chiết lá cây Huyền diệp sử dụng dung moi chloroform khi pha loãng
Vi khuẩn
Hệ số pha loãng cao dịch chiết (100mg/ml)
1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024
Nồng độ cao lá cây Huyền diệp (µg/ml)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Salmonella spp. + + + + + + + + + -
E. coli + + + + + + + + - -
Chú thích:+: Có đường kính vòng vô khuẩn; -: Không có đường kính vòng vô khuẩn. 1: 50.000µg/ml; 2: 25.000µg/ml; 3: 12500µg/ml; 4: 6250µg/ml; 5:
3125µg/ml; 6: 1653µg/ml; 7: 781µg/ml; 8: 391µg/ml; 9: 195µg/ml; 10: 98µg/ml.
E. coli Salmonella spp.
Hình 4.9. Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá Huyền diệp trong dung môi chloroform khi pha loãng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49