Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn
Các vi sinh vật gây bệnh không giống hệ vi khuẩn cư trú thường xuyên trong đường ruột, thường do một nguyên nhân nào đó các vi khuẩn phát triển nhanh chóng cả về số lượng và độc lực. Một số loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, ở đây chúng phát triển nhanh về số lượng kích thích các tế bào gây viêm, dịch rỉ viêm tiết ra đi vào khoang ruột làm tăng áp lực kích thích gây tiêu chảy. Phần lớn là do các vi khuẩn độc lực tăng lên mạnh, chúng tiết ra các loại độc tố. Khi các độc tố được tiết ra, nó gây kích thích các AMP vòng nội bào, chất này làm tăng tiết Cl- và giảm hấp thu Na+, áp lực thẩm thấu thu hút nước vào trong xoang ruột tạo ra áp lực lớn trong ống tiêu hoá kích thích gây tiêu chảy. Hậu quả là một lượng nước lớn cùng với các chất điện giải mất đi theo phân (Craige E Green, 1984).
Vi khuẩn E. Coli, đây là nhóm vi khuẩn rất phong phú sống hoại sinh ở khu vực ruột già trong đường tiêu hoá của chó và tất cả những động vật máu nóng. Trong đó, nhiều chủng gây dung huyết và gây bệnh đường tiêu hoá. Bệnh ở chó thường do những E.coli có kháng nguyên O và K chiếm ưu thế. Các chủng E.coli sản sinh độc tố Shiga-toxin, loại độc tố này thường phân lập được ở lợn mắc bệnh phù đầu (Beutin, 1999 - trích dẫn theo David Mc. Clugage, D.V.A.,C.V.A. 2005).
Theo Galton và cộng sự. (1952), ở chó đã tìm thấy các chủng Salmonella enteritidis; S. paratyphy A, B; S. typhimuriusm. Nhóm vi khuẩn này có nhiều serotype khác nhau. Chúng là tác nhân gây bệnh cho hầu hết các loài động vật có vú kể cả con người. Chó có thể nhiễm khuẩn do uống phải nước bẩn hoặc thức ăn bị nhiễm vi khuẩn (thức ăn sống không qua chế biến).
Khi chó ăn uống phải thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hoá gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ qua đường tiêu hoá. Chó khoẻăn, uống phải vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn và phân của chó ốm thải ra sẽ mắc bệnh; chó bệnh thể hiện các triệu chứng điển hình: vài ngày đầu chó ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt 39,50C – 400C, mệt mỏi, thích uống nước. Đặc biệt khi bị nhiễm vi khuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Salmonella, chó sốt cao 400C – 41,50C kèm theo các cơn run rẩy; sau đó nôn mửa liên tục, uống nước cũng nôn, đồng thời ỉa chảy dữ dội, phân lúc đầu táo sau lỏng có màu vàng xám, có lẫn niêm mạc của dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh. Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó bị mất nước nhanh nếu không điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự., 1993).
Theo nghiên cứu của Lloyd và cộng sự (1996), khi kiểm tra kháng sinh đồ trên 2296 chủng vi khuẩn phân lập từ mẫu bệnh phẩm chó, cho thấy tỷ lệ kháng với kháng sinh tăng mạnh theo thời gian cụ thể với penicillin tăng từ 69% năm 1980 lên 89% năm 1996. Theo nghiên cứu của Normand và cộng sự năm 2000 tại Vương quốc Anh cũng thấy xu hướng tăng lên đáng kẻ của vi khuẩn E. coli kháng thuốc với kháng sinh amoxiclav và streptomycin.
Tại Pháp, một nghiên cứu được tiến hành tại Trường đại học Thú y Quốc gia tại Nantes cho thấy tỷ lệ vi khuẩn kháng đa kháng (> 3 thuốc) chủng S. intermedius tăng từ 11% trong giai đoạn 1986-1987 đến 28% trong giai đoạn 1995-1996. (Pellerin et al., 1998). Tương tự như vậy, cũng phát hiện thấy sự tăng sức đề kháng với penicillin, neomycin, sulphonamide, co-trimoxazole và erythromycin của vi khuẩn S. Intermedius phân lập từ những con chó ở Thụy Sỹ (Wissing et al., 2001).
Chương trình giám sát quốc gia về kháng kháng sinh ở động vật tại Thụy Điển, đã công bố tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn S. intermedius và E. Coli phân lập ở chó bệnh tăng lên nhanh từ năm 1992 đến năm 2002. Cụ thể vi khuẩn S.
intermedius phân lập kháng macrolide, lincosamide và tetracycline tăng từ 18% lên 30%, vi khuẩn E. coli phân lập được kháng với ampicillin, streptomycin, tetracycline và sulphonamide / trimethoprim tăng từ 11 lên 24% (SVARM 2002, 2003).
Sự xuất hiện của đa kháng của vi khuẩn S. Typhimurium (DT104) ở chó và mèo đã được công bố ở Anh (Wall et al., 1996; Low et al., 1996), ởĐức (Frech et al., 2003),và tại Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, 2001). Các chủng này thường kháng với ít nhất năm loại kháng sinh, bao gồm ampicillin, chloramphenicol, streptomycin, sulphonamide và tetracycline. Một nghiên cứu trên diện rộng trên 6589 chó tiêu chảy ở Hà Lan cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Salmonella trong 69% chó bệnh. Trong đó 53% kháng cefalexin, 37% kháng tetracycline, 14% kháng amoxicillin, 6% kháng Sulfonamit và trimethoprim, 4% kháng enrofloxacin (Duijkeren, Houwers, 2002). Chủng vi khuẩn S. Typhimurium
DT104 đa kháng (với đặc điểm kiểu hình penta-resistance) tiềm năng là nguồn gây bệnh cho động vật khác và người.
Theo nghiên cứu của Zhao và cộng sự năm 2003 Salmonella enterica serotype Newport isolates đã kháng lại ít nhất 9 loại kháng sinh (bao gồm cả cephalosporins) gây bệnh trên cảđộng vật và người ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của Sanchez và cộng sự năm 2002 bệnh viện Thú y Đại học Georgia đã phân lập được chủng vi khuẩn E.coli từ chó đã kháng 12 loại thuốc kháng sinh. Vi khuẩn E.coli kháng chủ yếu với các nhóm cephalosporins, β- lactams, tetracycline, spectinomycin, sulfonamides, chloramphenicol và gentamicin.
Trong phân chó bị tiêu chảy 02 loại vi khuẩn là E. Coli và Salmonella spp. có sự tăng mạnh về số lượng so với phân chó không bị bệnh. Vi khuẩn phân lập được từ phân chó bị mắc bệnh có độ mẫn cảm không cao với các loại kháng sinh thông dụng (Lê Hồng Vinh, 2006; Nguyễn Thị Tuyết Thu, 2008).
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2012) cũng cho có kết quả tương tự, khi chó bị tiêu chảy thì các loại vi khuẩn đường ruột tăng mạnh về số lượng. Đáng chú ý ởđây là sự thay đổi của Salmonella. Số lượng Salmonella trong 1g phân của chó bị bệnh tăng gấp 31,82 lần so với bình thường. Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy với thuốc kháng sinh là không cao. Trong 17 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 4 loại thuốc là Cephaclor, tiếp tới là Neomycin, Norfloxacin và Cephalexin là có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ trên 85,00% trở lên và đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 23mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
PHẦN III