Kiểm tra định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết lá cây Huyền diệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 43 - 46)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kiểm tra định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết lá cây Huyền diệp.

lá cây Huyền diệp.

Sử dụng các phản ứng định tính đặc trưng để kiểm tra sự hiện diện của các nhóm hoạt chất trong dược liệu nhằm như: phản ứng kết tủa, tạo màu đặc trưng của các nhóm hoạt chất. Đây là phương pháp định tính xác định đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện ngay trong phòng thí nghiệm. Các thuốc thử cũng dễ kiếm, ít độc cho người thí nghiệm, cho kết quả nhanh, tương đối chính xác (Trần Danh Thế và cộng sự 2010).

Áp dụng các phản ứng định tính này để xác định một số nhóm hoạt chất có trong các DC nước, DC ethanol, DC chlorofom, DC ether dầu, DC ethyl axetate từ lá Huyền diệp. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học trong các DC lá Huyền diệp được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả định tính xác định một số nhóm hoạt chất có trong dịch chiết lá Huyền diệp

Tên nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Dịch chiết Nước ET CF ED EA Đường khử Fehling A, B Đỏ gạch + + + + + Polyphenol FeCl3 5% xanh đen - + + + + Saponins PƯ tạo bọt Tạo bọt - + - - - Carotenoid H2SO4 Màu xanh - - + + + Alkaloids Mayer Tủa + + + - - Bouchardat Tủa + + + - - Dragendorf Tủa + + + - - Flavanoids Với NH3 Màu vàng - + + + + Tanin Với dd FeCl3 Tủa đen - + + + + Phytosterol Anhydric acetic+H2SO4 Có màu xanh nhạt + + + + + Chất nhầy Chì axetate Tủa nâu - + + + + 10 Chất béo Vgiấết my lọờc trên Vết mờ - + + + + Kết quả (số PƯ dương tính/tổng số PƯ) 3/10 9/10 9/10 8/10 8/10

Chú thích: PƯ: phản ứng; (+): Dương tính;(-): Âm tính; ET là ethanol, CF là chloroform, ED là ether dầu, EA là ethyl axetate.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Qua kết quảđịnh tính xác định các nhóm hoạt chất trong dịch chiết lá Huyền diệp được trình bày ở bảng 4.3 cho ta thấy mỗi loại dịch chiết có các nhóm thành phần hoạt chất khác nhau.

● Qua kết quảđịnh tính thì DC nước lá Huyền diệp có ít nhóm hoạt chất nhất (3/10). Do nước là dung môi có khả năng hòa tan nhiều tạp chất trong đó có các enzyme nội sinh. Enzyme này xúc tác gây ra các phản ứng thủy phân hoạt chất (glycosid, chất béo...). Nên khi tiến hành định tính chúng tôi chỉ thu được: Alkaloid, đường khử, phytosterol.

● Sử dụng dung môi ethanol cho thấy có 9/10 phản ứng cho kết quả dương tính với các phản ứng định tính. Nhưđã phân tích ở trên dung môi ethanol hòa tan được rất nhiều các hợp chất thứ cấp trong dược liệu nhưng lại ít hòa tan tạp chất nên hợp chất trong nó không bị thủy phân; nhiệt độ sôi tương đối thấp nên hoạt chất tách chiết được cũng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Vì vậy, khi định tính các nhóm hoạt chất trong DC lá Huyền diệp bằng ethanol chúng tôi thu được: Alkaloid, flavonoid, phytosterol, polyphenol, đường khử, saponin, tanin, chất béo, chất nhầy.

● Sử dụng dung môi chloroform 9/10 phản ứng cho kết quả dương tính. Các nhóm hoạt chất dương tính bao gồm: Alkaloid, flavonoid, phytosterol, polyphenol, tanin, đường khử, chất béo, chất nhầy, carotenoid.

● Với dung môi ether dầu các nhóm chất có trong DC bao gồm: Flavonoid, phytosterol, polyphenol, đường khử, tanin, chất béo, chất nhầy, carotenoid. Các nhóm chất có trong DC ethyl axetate gồm: flavonoid, phytosterol, polyphenol, tanin, đường khử, chất béo, chất nhầy, carotenoid. Cả hai DC này đều không có alkaloid một phần do đặc tính của dung môi khó hòa tan được alkaloid một phần do bị phân hủy bởi các tạp chất có trong DC.

Đánh giá chung, sử dụng các phản ứng định tính xác định đặc trưng để kiểm tra sơ bộ các thành phần hóa học của các dịch chiết lá cây huyền diệp cho thấy trong dịch chiết có 10 loại nhóm chất khác nhau (alkaloid, flavonoid, phytosterol, polyphenol, tanin, saponin, carotenoid, đường khử, chất béo, chất nhầy). Tùy từng loại dung môi mà khả năng lôi kéo các nhóm chất ra khỏi lá cây huyền diệp là khác nhau (Hình 4.3.).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Dung môi ethanol và chloroform lôi kéo được nhiều loại nhóm chất nhất (9 loại), sau đó là Ether dầu và Ethyl axetate (8 loại) và cuối cùng là nước cất chỉ với 3 loại nhóm chất (Bảng 3.3.).

Đặc biệt trong dịch chiết dùng dung môi ethanol thấy có saponin. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Subramanion et al. (2013) thấy có saponin trong dịch chiết cây huyền diệp khi sử dụng dung môi methanol. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Uzama et al. (2011) thì saponin còn có trong dịch chiết cây huyền diệp khi sử dụng dung môi là nước cất và ethyl axetate.

Flavonoid, tanni có mặt trong 4 dịch chiết trừ dịch chiết sử dụng dung môi là nước. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Kavitha et al. (2013), nhưng lại trái với nghiên cứu của Uzama et al. (2011) khi nhóm tác giả không thấy sự có mặt flavonoid trong dịch chiết.

Alkaloid có mặt trong dịch chiết với dung môi nước, ethanol và chloroform không có mặt trong Ether dầu và ethyl axetate, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Thenmozhi và Sivaraj (2010).

Như vậy, có thể kết luận dung môi khác nhau có khả năng lôi kéo các hoạt chất ra khỏi dược liệu là khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào độ phân cực của dung môi mà còn phụ thuộc vào bản chất của dung môi.

A B C D

E F G

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Ghi chú: A -Phản ứng thử chất nhầy tạo tủa bông của dịch chiết sử dung dung môi ethyl axetate; B- Phản ứng thử đường khử tạo mầu của dịch chiết sử dụng dung môi chloroform và ether dầu; C- Phản ứng thử tanin tạo kết tủa đen của dịch chiết sử dụng dung môi chloroform; D- Phản ứng thử saponin tạo bọt của dịch chiết sử dụng dung môi ethanol; E- Phản ứng thử alkaloid với thuốc thử Mayer của dịch chiết dung môi nước cất; F- Phản ứng thử flavonoid của dịch chiết sử dung dung môi chloroform (màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên); G- Phản ứng thử carotenoid của các dịch chiết sử dụng 5 dung môi khác nhau

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết lá cây huyền diệp (polyalthia longifolia var.pendula hort) trên vi khuẩn e.coli, salmonella spp phân lập từ phân chó tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)