KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4.1. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết trên vi khuẩn Salmonella spp phân lập từ phân chó bị tiêu chảy
Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị tiêu chảy
Bằng phương pháp khuếch tán trên thạch, 5 loại DC (1:10) có nồng độ 100mg/ml được thử khả năng diệt khuẩn in vitro trên vi khuẩn Salmonella spp.
phân lập từ phân chó bị bệnh tiêu chảy. Kháng sinh chuẩn là getamycin (10mg/ml) được sử dụng như kết quả đối chứng. Kết quả thí nghiệm lặp lại 3 lần được trình bày ở bảng 4.4.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bảng 4.4. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp đối với vi khuẩn Salmonella spp.
STT Thành phần Nồng độ (mg/ml)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) D1 D2 D3 Dtb ± s 1 Đ/c DMSO Nc 0 0 0 0 2 Gentamycin 10 23 24 23 23.33 ± 0.58 3 DC nước 100 17 18 20 18.33 ± 1.53 4 DC Ethanol 100 20 21 20 20.33 ± 0.58 5 DC Chlorofom 100 25 23 24 24.00 ± 1.00 6 DC ether dầu 100 23 20 22 21.67 ± 1.53 7 DC Ethyl acetate 100 21 22 21 21.33 ± 0.58
Chú thích: D1, D2, D3: Đường kính vòng vô khuẩn của các lần thử 1,2,3; Dtb: Đường kính vòng vô khuẩn trung bình.
Qua kết quả đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro trên vi khuẩn Salmonella
spp được trình bày ở bảng 4.4 ta thấy, cả 5 loại dịch chiết đều cho khả năng diệt khuẩn in vitro mạnh và đều có độ mẫn cảm cao. Với nồng độ dịch chiết 100mg/ml cho kết quả đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết sử dụng dung môi cloroform là cao nhất đạt 24.00 ± 1.00 mm cao hơn kháng sinh chuẩn là gentamycin với đường kính vong vô khuẩn chi đạt 23.33 ± 0.58 mm. Đối với dịch chiết khi sử dụng dung môi là ether dầu và ethyl acetate có đường kính vòng vô khuẩn (lần lượt là 21.67 ± 1.53 mm và 21.33 ± 0.58 mm) nhỏ hơn so với kháng sinh chuẩn, nhưng sai khác này không có ý nhĩa về mặt thống kê. Chỉ có dịch chiết sử dụng dung môi là nước (18.33 ± 1.53mm) và ethanol (20.33 ± 0.58 mm) thì cho đường kính vòng vô khuẩn nhỏ hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với kháng sinh chuẩn gentamycin.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Hình 4.4. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết lá Huyền diệp
đối với vi khuẩn Salmonella spp.