Quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 60)

Luật Luật sư phân định rõ trách nhiệm quản lý của Nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Cơ quan nhà

nước chỉ thực hiện những công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước. Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện chức năng định hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với nghề luật sư, không mang tính chất hành chính, không can thiệp vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Tính chất của quản lý nhà nước, về cơ bản, phù hợp với thực tiễn nghề luật sư ở Việt Nam, cũng như thông lệ mà một số nước trên thế giới áp dụng. Nội dung quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện ở các công việc sau đây: quyết định chiến lược, chính sách phát triển nghề luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; đào tạo nghề luật sư; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hoạt động, Giấy phép hành nghề; phê duyệt Điều lệ của Đoàn Luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, trong đó Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư; xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc đào tạo nghề luật sư; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư.

ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương. Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thẩm định hồ sơ, trình ủy ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn Luật sư; giải thể Đoàn Luật sư; thẩm định, trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt Điều lệ Đoàn Luật sư; cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tham mưu, đề xuất cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương; thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)