Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 82)

b. Quản lý của Đoàn Luật sư

3.1.Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương

luật sư tại địa phương

Đổi mới tổ chức và hoạt động của luật sư là một trong những nội dung của cải cách tư pháp và có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đổi mới, phát triển tổ chức và hoạt động luật sư phải được đặt trong bối cảnh cải cách tư pháp nói riêng và trong tổng thể cách cách bộ máy nhà nước nói chung, phải gắn với mục tiêu và những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình [22]. Xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, bảo đảm ngày càng có nhiều các luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tư vấn những dự án của Chính phủ và tham gia giải quyết các tranh chấp thương

mại trong nước và quốc tế, đồng thời tham gia vào việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, đào tạo nghề luật sư. Phấn đấu đến năm 2020 số luật sư chuyên về thương mại chiếm khoảng 50% - 60% tổng số luật sư trong cả nước, trong đó số luật sư có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực chiếm khoảng 3% - 5% tổng số luật sư trong cả nước.

Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng hình thành các công ty luật có số lượng lớn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong từng lĩnh vực, có quy mô tổ chức ngang tầm với các tổ chức hành nghề luật sư trong khu vực.

Tạo cơ chế có hiệu quả để luật sư có thể tham gia nhiều hơn vào các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế bằng cách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là yêu cầu các chương trình, dự án lớn phải có ý kiến tư vấn về pháp lý của luật sư.

Hình thành và phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn pháp luật mang tính chất xã hội để phục vụ kịp thời và đầy đủ nhu cầu hiểu biết, sử dụng pháp luật trong công việc và quan hệ đời sống của cơ quan, tổ chức và mỗi người dân, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.

Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 82)