Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư quản lý chưa chặt chẽ

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 78)

b. Quản lý của Đoàn Luật sư

2.7.3.Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư quản lý chưa chặt chẽ

của luật sư quản lý chưa chặt chẽ

ủy ban nhân dân một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tổ chức luật sư và hành nghề luật sự, có nơi ủy ban nhân dân cấp tỉnh hầu như khoán trắng cho Sở tư pháp, làm cho Sở Tư pháp gặp không ít khó khăn trong việc quản lý, đặc biệt khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền quyết định của Sở Tư pháp. Nhiều Sở Tư pháp còn lúng túng, chưa chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Lãnh đạo một số Sở Tư pháp chưa có quan niệm đúng về trách nhiệm quản lý đối với luật sư và hành nghề luật sư dẫn đến hiện tượng buông lỏng quản lý hoặc can thiệp không đúng thẩm quyền vào các tổ chức và hoạt động của luật sư tại địa phương.

Sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về hành nghề luật sư còn hạn chế.

Công tác kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề luật sư chưa được cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương quan tâm đúng mức; việc kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời và hiệu quả chưa cao.

Việc giám sát người tập sự hành nghề luật sư của các Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện có hiệu quả. Người tập sự chỉ đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư, tuy nhiên, trong quá trình tập sự, nhiều người tập sự không báo cáo đầy đủ những thay đổi trong quá trình tập sự (thay đổi nơi tập sự, luật sư hướng dẫn…) cũng như kết quả tập sự.

Sự phối hợp giữa đoàn luật sư và cơ quan quản lý nhà nước ở một số địa phương đối lúc chưa được tốt, việc hiểu về bản chất, nội dung công tác tự quản của tổ chức luật sư và nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về hành nghề luật sư với công tác tự quản của tổ chức hành nghề luật sư còn chưa đầy đủ và thống nhất. Có xu hướng quá đề cao thậm chí tuyệt đối hóa tính tự quản của nghề luật sư, ngược lại, có xu hướng quan niệm về quản lý nhà nước đối với nghề luật sư không phù hợp với tính chất của nghề luật sư là một nghề tự do, có tính độc lập cao trong hành nghề. Trong việc phối hợp xử lý vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và những hiện tượng tiêu cực khác của luật sư chưa chặt chẽ.

Nhận thức của các cơ quan tố tụng, đặc biệt là Tòa án và Viện kiểm sát về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầy đủ nên ý kiến phát biểu của luật sư chưa thực sự được tôn trọng, trên thực tế vẫn còn trường hợp cơ quan điều tra ở một số địa phương gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của luật sư.

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 78)