Song song với việc đội ngũ luật sư ngày càng phát triển tăng 388% trong gần mười năm (2001 - 2009) so với trước khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực, các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ngày một nhiều. Chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm (tháng 10 năm 2001 - ngày Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực đến hết tháng 5 năm 2005) trong cả nước đã thành lập được 839 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó: 653 văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, 161 văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập, 05 công ty luật hợp danh. Các tổ chức hành nghề luật sư còn lập được tổng cộng 149 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác, chủ yếu là tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Hà Nội có 145 tổ chức hành nghề luật sư; Thành phố Hồ Chí Minh có 311 tổ chức hành nghề luật sư. Trong khi đó ở cá tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, Tây Nguyên nhiều nơi chỉ có hai đến ba văn phòng luật sư. Theo số liệu của Vụ Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp, tính đến ngày 31/12/2009 trong cả nước đã có 2461 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 1.979 văn phòng luật sư, 441 công ty luật, 206 chi nhánh và 27 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Mặc dù số lượng các tổ chức hành nghề luật sư nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1.087 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó: 880 văn phòng luật sư, 207 công ty luật. Các tổ chức hành nghề luật sư mở 161 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội có 529 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 330 văn phòng, 165 công ty luật và các tổ chức hành nghề luật sư mở 34 chi nhánh. Trong khi đó một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc như tỉnh Cao Bằng có 01 văn phòng luật sư, tỉnh Bắc Kạn có 01 văn phòng luật sư, tỉnh Lào Cai có 02 văn phòng luật sư và 01 công ty luật, tỉnh Hà Giang có 02 văn phòng luật sư, tỉnh Tuyên Quang có 04 văn phòng luật sư, tỉnh Yên Bái có 02 văn phòng luật sư. Một số tỉnh thuộc khu vực miền trung và tây nguyên như tỉnh Quảng Trị có 01 văn phòng luật sư và 01 công ty luật, tỉnh Kon Tum có 02 văn phòng luật sư, tỉnh Gia Lai có 04 văn phòng luật sư và 01 công ty luật, tỉnh Phú Yên có 08 văn phòng luật sư. Một số tỉnh khu vực đồng bằng nam bộ như: tỉnh Bình Dương có 18 văn phòng luật sư, 01 công ty luật và 08 chi nhánh, tỉnh Bình Thuận có 20 văn phòng luật sư, tỉnh Hậu Giang có 04 văn phòng luật sư và 03 chi nhánh, tỉnh Kiên Giang có 14 văn phòng luật sư, tỉnh Bạc Liêu có 9 văn phòng và 01 công ty...
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ phân bổ các tổ chức hành nghề luật sư ở các vùng miền
Nguồn: Vụ Bổ trợ Tư pháp - Bộ Tư pháp.
Ghi chú: Khu vực thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải phũng; khu vực miền nỳi phớa Bắc 15/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực đồng bằng Bắc Bộ 8/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội, Hải Phũng); Khu vực miền Trung, Tây Nguyên 18/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Đà Nẵng); khu vực đồng bằng Nam Bộ 17/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).
Hoạt động của đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã thể hiện vai trò tích cực trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, cơ quan và tổ chức góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Không ít các tổ chức hành nghề luật sư tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân là đối tượng chính sách, người có công, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, v.v…, tính đến tháng 6 năm 2009 toàn quốc đã có 141 tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã thực sự phát huy được thế mạnh và từng bước khẳng định được vai trò của mình trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, sử hữu trí tuệ - lĩnh vực còn khá
Sự phân bổ tổ chức HNLS 21% 45% 4% 3%3% 9% 15% Hà Nội Hồ Chí Minh Các tỉnh, thành phố trực thuộc TW KV miền núi phía Bắc
KV đồng bằng Bắc bộ KV miền Trung, Tây nguyên KV đồng bằng Nam bộ
mới mẻ ở Việt Nam như Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Việt Nam, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh, Công ty luật hợp danh Tầm Nhìn, Công ty luật hợp danh YKVN, Công ty luật hợp danh DC, v.v…, khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, còn lại là các văn phòng luật sư hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hành nghề luật sư, mà lĩnh vực chủ yếu là tham gia tố tụng. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư còn nhiều hạn chế.
Về cơ sở vật chất của các tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu được đặt ở nhà riêng của luật sư hoặc đặt ở nhà riêng của dân. Số tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại các tòa nhà văn phòng chỉ chiếm khoản 16%. Khoảng 22% các tổ chức hành nghề luật sư được thiết kế mô hình theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo mô hình của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Về quy mô của tổ chức hành nghề luật sư hiện nay đã có sự phát triển, có những văn phòng luật sư, công ty luật có tới vài chục luật sư, tuy nhiên số lượng tổ chức hành nghề luật sư dưới mười luật sư vẫn chiếm chủ yếu (77,7%).
Biểu đồ 2.6: Quy mô của tổ chức hành nghề luật sư
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2008 của Dự án DANIDA.
Phương pháp quản lý điều hành của các tổ chức hành nghề luật sư rất đa dạng và phong phú. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của dự án DANIDA do Bộ Tư pháp tiến hành thì 34,9% các tổ chức hành nghề luật sư áp dụng phương pháp truyền thống là phân công công việc trực tiếp đến từng luật sư. Số lượng các tổ chức hành nghề luật sư áp dụng phương pháp điều hành, quản lý mới theo nhóm, có giao ban công việc hàng tuần, hàng tháng chỉ chiếm 24,3%. Nhìn chung, một số tổ chức hành nghề luật sư đã áp dụng phương pháp quản lý khá bài bản và chặt chẽ như các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài, tham gia giải quyết tranh chấp lớn có yếu tố nước ngoài. Một số công ty luật đã có nhu cầu, khả năng và trong thực tế đã thuê luật sư nước ngoài làm việc cho công ty mình. Tuy nhiên, vẫn còn có các tổ chức hành nghề luật sư quản lý công việc một cách tùy tiện, lỏng lẻo, người đứng đầu tổ
chức hành nghề luật sư không nắm rõ được toàn bộ các công việc của tổ chức mình.
Số lượng khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư trong những năm gần đây tăng lên với tốc độ rất nhanh. Không những tăng về số lượng, đối tượng khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư cũng ngày càng phong phú, đó không chỉ là cá nhân mà còn cả các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài. Việc có nhiều đối tượng khách khác nhau cần đến sự hỗ trợ về mặt pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tưởng vào uy tín, khả năng của các tổ chức hành nghề luật sư. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của dự án DANIDA do Bộ Tư pháp tiến hành, thì khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ lớn là 39,6%, tiếp đó là doanh nghiệp trong nước: 27,81%. Trong đó khách hàng nội địa chiếm 76,3%, khách hàng nước ngoài chiếm 23,7%. Như vậy, nhìn một cách tổng thể thì số lượng khách hàng tuy có được mở rộng nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào khách hàng truyền thống là cá nhân trong nước, tiếp đến là các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp trong nước. Chỉ một số ít tổ chức hành nghề luật sư ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có khách hàng nước ngoài, các tổ chức này chủ yếu là các luật sư trẻ được đào tạo ở nước ngoài hoặc theo chương trình đào tạo của nước ngoài thành lập.
Trong quá trình hoạt động phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về luật sư nói riêng. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các tổ chức hành nghề luật sư vẫn còn những vi phạm như không nộp báo cáo về tổ chức và hoạt động cho Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư {báo cáo năm 2008 tính từ 01/01/2008 đến 31/12/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 533/892 tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh thực hiện báo cáo gửi về Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Hà Nội tính đến 08/8/2008 chỉ có 153/330 tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh nộp báo cáo kết quả hoạt động trong ba năm (từ
tháng 9/2005 đến 31/7/2008)}. Một số tổ chức hành nghề luật không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng không đúng quy định pháp luật, khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động không đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp và thông báo cho Đoàn Luật sư địa phương nơi đăng ký hoạt động; hợp đồng dịch vụ pháp lý không thiết lập bằng văn bản hoặc có thiết lập nhưng nội dung không đầy đủ, không ghi trong hợp đồng mức thù lao đã thỏa thuận với khách hàng. Hiện nay phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư chưa mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình.