Củng cố và nâng cao vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 92)

Cần sớm thành lập Đoàn Luật sư ở tỉnh Lai Châu, đồng thời củng cố các Đoàn Luật sư và kiện toàn các cơ quan của Đoàn Luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tập hợp, phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của các luật sư trong mỗi Đoàn Luật sư để xây dựng Điều lệ mới của Đoàn mình với chất lượng cao nhất. Cần có kế hoạch lựa chọn, bồi dưỡng những luật sư có năng lực, uy tín và trách nhiệm để bầu vào Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; xây dựng bộ máy Đoàn Luật sư gọn nhẹ, có hiệu quả; đặc biệt nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Ban chủ nhiệm trong việc quản lý và điều hành hoạt động của Đoàn Luật sư, cải tiến lề lối làm việc; tiếp tục củng cố khối đoàn kết nội bộ, xây dựng Đoàn Luật sư thực sự là mái nhà chung của luật sư ở địa phương, xứng đáng là người đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước trong công tác quản lý luật sư. Ban hành và hoàn thiện những văn bản quy định trong nội bộ của Đoàn Luật sư cho phù hợp với quy định mới và thực tiễn quản lý, điều hành.

Đoàn Luật sư cần tăng cường kiểm tra, giám sát các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức luật sư, đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề, có kế hoạch

bồi dưỡng chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư; tăng cường vai trò của Đoàn Luật sư với các tổ chức hành nghề luật sư thông qua mối liên hệ thường xuyên với người đại diện của tổ chức hành nghề luật sư; chủ động phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, giám sát các tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động hành nghề luật sư; kịp thời nắm bắt những vướng mắc, nguyện vọng của các luật sư để phản ánh, kiến nghị với Liên đoàn Luật sư, các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới được thành lập bước đầu hoạt động đã đem lại chuyển biến về chất trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư. Tuy nhiên, để tổ chức này phát huy được sức mạnh cần phải thực hiện những công việc sau:

Từng bước xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư vững mạnh, thống nhất, có bộ máy tinh gọn, làm việc có hiệu quả nhằm đảm bảo thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích và những nhiệm vụ quyền hạn của Liên đoàn Luật sư đã được Luật Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư quy định.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đào đức nghề nghiệp cho luật sư. Coi nhiệm vụ xây dựng đội ngũ luật sư phát triển về số lượng, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn.

Xây dựng cơ chế hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, các Đoàn Luật sư; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của luật sư trong tố tụng. Từng bước chủ động và hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường giao lưu, hợp tác, tạo cơ hội cho luật sư được học hỏi kinh nghiệm, trao đổi nghiệp vụ với các tổ chức luật sư nước ngoài.

Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Liên đoàn Luật sư và các Đoàn Luật sư với các cơ quan quản lý nhà nước về hành nghề luật sư ở Trung ương

và các địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về hành nghề luật sư với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Đề xuất, phối hợp với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để có cơ chế bổ nhiệm thẩm phán từ nguồn là các luật sư.

đ. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiếp tục chỉ đạo các Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư trong việc tăng cường công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương, có biện pháp hỗ trợ các luật sư và Đoàn Luật sư trong hoạt động tự quản và trong việc nâng cao chất lượng hành nghề.

Tại mỗi địa phương, Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Đoàn Luật sư xây dựng đề án tăng cường quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định của Luật Luật sư và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong đề án phải nêu rõ trách nhiệm quản lý của Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư, sự kết hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư trong việc bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý tại địa phương. Sở Tư pháp cần tiếp tục làm tốt công tác đăng ký hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật sư.

Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo hoạt động luật sư thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư; tăng cường quản lý đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư, mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức luật sư trên thế giới phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước nói chung, của nghề luật sư nói riêng, không phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)