Quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)

b. Quản lý của Đoàn Luật sư

2.7.2.Quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư còn nhiều bất cập

nghề luật sư còn nhiều bất cập

Nội dung quản lý nhà nước được Luật Luật sư quy định còn mang tính chất dàn trải. Việc Luật Luật sư quy định nội dung quản lý, thẩm quyền quản

lý nhà nước về luật sư chưa thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ, đáp ứng nhiệm vụ cải cách hành chính hiện nay. Cơ quan quản lý nhà nước về luật sư ở Trung ương chưa thực sự là cơ quan thực hiện những nội dung mang tầm vĩ mô, trong khi ở địa phương quy định thẩm quyền quản lý luật sư còn rất chung chung.

Tổ chức luật sư toàn quốc, Đoàn Luật sư có vai trò rất lớn trong công tác quản lý luật sư, nhưng Luật Luật sư chỉ quy định mang tính nguyên tắc về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Luật sư và tổ chức luật sư toàn quốc, quy định như vậy làm cho hoạt động quản lý luật sư gặp nhiều khó khăn bởi Nhà nước sẽ không có "chiếc gậy" để kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đồng thời căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư khi có vi phạm.

Luật Luật sư mới chỉ quy định hình thức và thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật của Đoàn Luật sư mà không quy định cụ thể về trình tự xem xét, xử lý kỷ luật của Đoàn Luật sư. Trong khi vấn đề xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm điều lệ của Đoàn Luật sư, quy tắc đạo đức của luật sư là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân luật sư, đặc biệt là quyền hành nghề của luật sư. Vì vậy, việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với luật sư phải được thực hiện một cách khách quan, chặt chẽ, chính xác, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại, kiện cáo của luật sư.

Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về hành nghề luật sư và một số lĩnh vực có liên quan đến hành nghề luật sư còn chậm, do đó một mặt chưa tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của tổ chức luật sư, mặt khác làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước. Đó là việc chậm hướng dẫn thống nhất một số quy định của pháp luật về tổ chức luật sư, về thủ tục tham gia tố tụng đối với luật sư có vướng mắc trong thực tế; không quy định cụ thể việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với Văn phòng luật sư; việc quy định "giấy tờ chứng minh trụ sở" khi đăng ký hoạt động, thay đổi trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư

rất chung chung dẫn đến áp dụng ở mỗi địa phương là khác nhau, không có sự thống nhất trong công tác quản lý. Thời hạn cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp khi tổ chức hành nghề luật sư thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cũng không được quy định cụ thể, v.v…

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 77)