Thực trạng về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 70)

b. Tự quản của Đoàn Luật sư

2.6.Thực trạng về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

2.6.1. Quản lý nhà nước

Nghề luật sư có vị trí quan trọng đặc biệt trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong xã hội nói chung. Vì vậy công tác quản lý đối với luật sư và nghề luật sư luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Sau khi Luật Luật sư có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Luật sư, cụ thể:

- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư. Trên cơ sở các quy định của Luật Luật sư, Nghị định 28/2007/NĐ-CP đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thống nhất một số điều, khoản về tiêu chuẩn luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, thành lập, giải thể Đoàn Luật sư, quản lý hành nghề luật sư;

- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Nghị định 131/2008/NĐ-CP là một bước cụ thể hóa Luật Luật sư về tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư nói chung, đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư nói riêng mà Nghị định số 28/2007/NĐ-CP và Thông tư số 02/2007/TT-BTP; đã quy định,

đồng thời phát huy hơn nữa chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đề cao trách nhiệm của tổ chức luật sư đối với thành viên của mình. Trên cơ sở các quy định có liên quan của Luật Luật sư và pháp luật về hội, Nghị định đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý, thành lập, giải thể, đại hội, phê duyệt Điều lệ, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư, quản lý nhà nước đối với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

- Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trong đó quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong hoạt động hành nghề luật sư. Nghị định này thay thế Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư. Thông tư 02/2007/TT-BTP hướng dẫn cụ thể về các điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; hướng dẫn chi tiết về thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, thanh tra, kiểm tra và chế độ báo cáo;

- Thông tư liên tịch số 66/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 19/6/2007 hướng dẫn và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp ở các địa phương chủ động trong việc hướng dẫn những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của luật sư như việc chuyển tiếp đối với các văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập theo Pháp lệnh Luật sư năm 2001 sang hình thức công ty luật hợp danh theo quy định của Luật

Luật sư, hoạt động của các Đoàn Luật sư, việc đăng ký hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật sư v.v… Công tác đào tạo nghề luật sư, bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả bước đầu. Học viện Tư pháp đã được thành lập và được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo nghề luật sư, tính đến tháng 9/2009 Học viện đã đào tạo 8 khóa đào tạo nghề luật sư và cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho khoảng 14.000 học viên. Bộ Tư pháp đã có chính sách ưu tiên đào tạo nghề luật sư miễn phí cho các tỉnh khó khăn như tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bạc Liêu. Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều khóa, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng trăm luật sư về kỹ năng hành nghề, về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, về kỹ năng tranh tụng để thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự v.v…

Các Sở Tư pháp đã thực hiện cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật sư. Việc cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/12/2009 Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 529 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 330 văn phòng, 165 công ty luật và các tổ chức hành nghề luật sư mở 34 chi nhánh. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 1087 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó: 880 văn phòng luật sư, 207 vông ty luật. Với số lượng công việc cấp đăng ký hoạt động nhiều như vậy nhưng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh luôn hoàn thành công việc trước và đúng thời gian quy định, không xảy ra tình trạng quá thời gian. Sở Tư pháp ở các địa phương đã phần nào phát huy vai trò của mình trong công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề luật sư. Trong năm 2008 Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Tư pháp kiểm tra 140 tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, Sở Tư pháp thành

phố Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành Tư pháp, Công an, Cục Thuế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Đoàn Luật sư kiểm tra 60 tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Hà Nội. Qua kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư vi phạm, đồng thời biểu dương thành tích đã đạt được của tổ chức hoạt động hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật…

Một số Sở Tư pháp thực hiện tốt nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về hành nghề luật sư với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư góp phần phát triển số lượng luật sư, nâng cao chất lượng hành nghề của luật sư. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư còn một số hạn chế như việc hiểu về bản chất, nội dung công tác tự quản của tổ chức luật sư và nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về hành nghề luật sư với công tác tự của của tổ chức luật sư còn chưa đầy đủ và thống nhất, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Công tác thanh tra, kiểm tra mới chỉ tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn các địa phương khác mới chỉ thực hiện việc cấp, cấp lại đăng ký hoạt động cho các tổ chức hành nghề luật sư còn công tác thanh tra, kiểm tra thì hầu như không thực hiện.

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 70)