Thực trạng về đội ngũ luật sư

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 47)

Sau hơn ba năm thi hành Luật Luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành

nghề từng bước được nâng cao. Tính đến thời điểm hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn Luật sư (62/63 tỉnh, thành phố có Đoàn Luật sư, tỉnh Lai Châu chưa thành lập Đoàn Luật sư) với 5.714 luật sư, hơn 2.700 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong khoảng 2.400 tổ chức hành nghề luật sư. Trong gần mười năm (2001 - 2009), số lượng luật sư đã tăng 388% so với trước khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực.

Bảng 2.1: Sự phát triển của luật sư qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 20006 2007 2008 2009 Tổng số luật sư 1.471 1.700 1.861 2.048 1.845 2.261 2.871 4.161 5.143 5.714 Tỷ lệ tăng so với năm trước 116% 109% 110% 90% 123% 127% 145% 124% 111%

Nguồn: Vụ Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp.

Như vậy, theo thống kê đội ngũ luật sư của nước ta đã có sự phát triển một cách đột biến về số lượng, tăng gần bốn lần so với trước khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới thì tỉ lệ luật sư so với số dân cả nước vẫn còn thấp (5.714 luật sư/ 85 triệu dân, 1 luật sư/ 14.875 người dân, trong khi đó, Thái Lan có 38.000 luật sư/ 58 triệu dân, tỷ lệ 1/ 1526; Singapore có 3000 luật sư/ 3 triệu dân, tỷ lệ 1/ 1000; Mỹ có 1 triệu luật sư/ 250 triệu dân, tỷ lệ 1/ 250; Pháp có 50.000 luật sư/ 50 triệu dân, tỷ lệ 1/ 1000; Nhật Bản có 22.000 luật sư/ 125 triệu dân, tỷ lệ 1/ 568).

Về số lượng luật sư ở nước ta phân bố giữa các vùng miền có sự chênh lệch lớn, theo số liệu của Vụ Bổ trợ, Bộ Tư pháp thì tính đến ngày 31/12/2009 với số lượng hơn 5.700 luật sư hiện nay thì tính bình quân trên phạm vi cả nước bình quân mỗi tỉnh có 90 luật sư, trong khi đó, thực tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay thì mỗi tỉnh chỉ có trung bình 14 luật sư, một số tỉnh như tỉnh Hà Giang có 03 luật sư, tỉnh Bắc Kạn có 04 luật sư, tỉnh Cao

Bằng có 03 luật sư. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên như tỉnh Kon Tum có 05 luật sư, tỉnh Gia Lai: 17 luật sư, 02 người tập sự hành nghề luật sư, tỉnh Đắk Lắk: 23 luật sư, 05 người tập sự hành nghề luật sư, tỉnh Đắk Nông có 08 luật sư, 04 người tập sự hành nghề luật sư. Khu vực đồng bằng Nam Bộ như tỉnh Cà Mau có 27 luật sư, 04 người tập sự hành nghề luật sư, tỉnh Hậu Giang có 07 luật sư, 01 người tập sự hành nghề luật sư, tỉnh Bạc Liêu có 14 luật sư, tỉnh Kiên Giang có 21 luật sư, 03 người tập sự hành nghề luật sư, tỉnh Trà Vinh có 12 luật sư, 04 người tập sự hành nghề luật sư. Sự phát triển đội ngũ luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số luật sư đã chiếm hơn 50% tổng số luật sư trong cả nước, số luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là 2.231 luật sư, 1.127 người tập sự hành nghề luật sư. số luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội là 1.413 luật sư và 1.171 người tập sự hành nghề luật sư, trong khi đó tỉnh như Lai Châu thì lại không có đủ số luật sư để thành lập Đoàn Luật sư.

Biểu đồ 2.1: Sự phân bổ luật sư trên các vùng miền

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2008 của Dự án DANIDA.

Sự phân bổ số lượng luật sư

25%39% 39% 5% 4% 4% 8% 15% Hà Nội Hồ Chí Minh

Các tỉnh, thành phố trực thuộc TW KV miền núi phía Bắc KV đồng bằng Bắc bộ KV miền Trung, Tây nguyên KV đồng bằng Nam bộ

Ghi chú: Khu vực thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải phũng; khu vực miền núi phía Bắc 15/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực đồng bằng Bắc Bộ 8/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội, Hải Phũng); Khu vực miền Trung, Tây Nguyên 18/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Đà Nẵng); khu vực đồng bằng Nam Bộ 17/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Thành phố Hồ Chớ Minh, Cần Thơ).

Diện mạo luật sư đã có thay đổi đáng kể, cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao. Số luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên nâng từ 59% (năm 1989) lên 98,48% (năm 2009); số luật sư có trình độ tương đương đại học luật giảm còn 1,52%. Số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm 65,8% tổng số luật sư của cả nước. Trong thời gian qua, hầu hết các luật sư trẻ là cử nhân luật và đã qua lớp đào tạo nghề luật sư 06 tháng với nội dung bao gồm cả lý thuyết, thực hành kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nhiều luật sư đã theo học các khóa đào tạo luật sư ở nước ngoài, tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Số luật sư đã hành nghề nhiều năm được rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế đã và đang khẳng định trình độ và bản lĩnh của mình. Đội ngũ luật sư trẻ đã phần nào thể hiện rõ ưu điểm về sự nhanh nhạy, sáng tạo trong nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ. Đã có một số luật sư có trình độ tham gia, thực hiện những dịch vụ pháp lý lớn và phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

Biểu đồ 2.2: Trình độ của đội ngũ luật sư

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2008 của Dự án DANIDA.

93.23% 3.36% 1.89% 0.05% 3.36% 1.89% 0.05% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Cử nhân luật Thạc sỹ luật Tiến sỹ luật

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, chúng ta cũng nhận thấy những điểm hạn chế về chất lượng của đội ngũ luật sư hiện nay. Trong số 5.714 luật sư, vẫn còn khoảng một phần ba chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng hành nghề. Chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo trong quá trình tập sự hành nghề luật sư còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, khi hành nghề còn không ít luật sư tỏ ra non kém về kỹ năng, vi phạm những quy tắc ứng xử thông thường nhất của nghề luật sư. Kinh nghiệm nghề nghiệp phần lớn chỉ có kinh nghiệm dưới 5 năm, chiếm khoản 2/3 tổng số luật sư toàn quốc.

Biểu đồ 2.3: Kinh nghiệm nghề nghiệp của luật sư

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2008 của Dự án DANIDA.

Hiện nay khá nhiều người trong xã hội có quan niệm: muốn làm luật sư phải đi học luật và đã học luật chắc chắn sẽ là luật sư. Với quan niệm này thì để trở thành luật sư thì phải có bằng cử nhân luật là điều hoàn toàn đúng, tuy nhiên đã đi học luật chắc chắn sẽ trở thành luật sư là sai. Theo PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học luật đòi hỏi trở thành luật sư ngay là điều không thể. Một thực tế là trong thời gian 4 năm học ở trường đại học luật, sinh viên không được học môn học nào về kỹ năng và đạo đức hành nghề của luật sư. Mỗi năm Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho

65%23% 23% 22% Dưới 5 năm 5 đến 10 năm Trên 10 năm

"ra lò" khoảng 2.000 cử nhân luật, trong đó phân nửa thuộc hệ tại chức. ở phía Bắc, Trường Đại học Luật Hà Nội bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhưng cũng chỉ cho tốt nghiệp hơn 2.000 cử nhân luật/năm. Số lượng sinh viên khoa luật của gần chục trường đại học khác trong cả nước mỗi năm tốt nghiệp khoảng 6.000 người. Và chỉ 10% trong số này đi theo nghề luật sư, nghĩa là mỗi năm đầu vào để đào tạo nghề luật sư chỉ khoảng 2.000 người (số liệu của Học viện Tư pháp) nhưng chỉ một nửa số đó tham gia hành nghề luật sư. Như vậy, sự thiếu hụt trong đầu vào đã dẫn đến sự thiếu hụt đầu ra của đội ngũ luật sư, sự thiếu hụt luật sư đang là vấn đề lớn và là nhu cầu đang cấp bách của đất nước ta.

Hoạt động hành nghề của đội ngũ luật sư trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay. Theo thống kê chưa đầy đủ trong bốn năm (2005 - 2008), các luật sư đã tham gia tố tụng hơn 60.000 vụ án hình sự, 30.000 vụ việc về dân sự, gần 2000 vụ việc về kinh tế, 800 vụ việc về lao động, 1000 vụ việc về hành chính; gần 90000 vụ việc về tư vấn pháp luật, 25000 vụ việc về dịch vụ pháp lý khác.

Sau khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và đặc biệt sau khi Luật Luật sư được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư có những bước chuyển biến rõ rệt. Luật Luật sư đã mở rộng phạm vi hành nghề, ngoài lĩnh vực tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Luật Luật sư bổ sung lĩnh vực hành nghề là đại diện ngoài tố tụng. Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật công với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát triển về chất. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

cho các bị can, bị cáo, đương sự. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã được nâng lên một bước. Hoạt động tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Tỷ lệ luật sư tham gia bào chữa các vụ án hình sự ngày càng cao, đặc biệt luật sư tham gia theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì luật sư phải tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, đây là điều có ý nghĩa rất quan trọng nhằm ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử.

Kỹ năng tranh tụng của các luật sư được thể hiện tương đối tốt, góp phần giúp cho tòa án xét xử công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không ít phiên tòa, thông qua phần xét hỏi hoặc tranh luận của luật sư làm sáng tỏ nhiều tình tiết có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc phổ biến hơn, những tình tiết đã được luật sư làm rõ đó có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước pháp luật. Bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư còn được thể hiện ở một số phiên tòa đó là việc luật sư đã nêu lên được nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (thường là các loại tội phạm tham nhũng, tội phạm vi phạm trật tự quản lý kinh tế, vi phạm trật tự an toàn xã hội… điển hình như vụ xét xử Nam Cam và đồng bọn, vụ án xét xử Lã Thị Kim Oanh, vụ án xét xử Nguyễn Thị Thoa ở Thái Bình chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng, vụ án đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng làm chết 03 em học sinh ở Hà Nội…) để làm tiền đề, là cơ sở bào chữa cho khách hàng của mình và đồng thời còn yêu cầu tòa án nêu trong bản án kiến nghị cơ quan, tổ chức đó phải khắc phục, sửa chữa yếu kém trong quản lý để phòng tránh, ngăn ngừa tội phạm tương tự.

Tuy nhiên, hoạt động tranh tụng của luật sư vẫn còn những trở ngại, hạn chế bắt nguồn từ các quy định của pháp luật, từ các cơ quan tố tụng và bản thân trình độ nghiệp vụ của luật sư. Trước hết, đó là bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành điều tra (hay còn gọi là bào chữa chỉ định). Vấn đề này được biểu hiện rõ nhất tại phiên tòa mà có cùng hai loại hình bào chữa do khách hàng nhờ và do chỉ định, đối với loại bào chữa do khách hàng mời theo dịch vụ thì sự quan tâm của luật sư có phần sâu sắc hơn, nhiều tình tiết bào chữa hơn, thời lượng nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, làm việc với bị cáo trong tại giam, xét hỏi, tranh luận bào chữa cho khách hàng thông thường bao giờ cũng nhiều hơn so với bị can, bị cáo được bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tố tụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một vấn đề bất cập cho đến nay vẫn còn tồn tại đó là mối quan hệ giữa luật sư và cơ quan điều tra trong việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, luật sư được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Đối với những trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì luật sự được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Ngoài ra luật sư còn được quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và có thể được hỏi người tạm giữ, bị can nếu điều tra viên đồng ý. Quy định là vậy, nhưng thực tế không phải lúc nào luật sư cũng được tạo điều kiện tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra. Theo quan điểm của một số điều tra viên, khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra, luật sư bào chữa theo yêu cầu của bị can tham gia chỉ thêm… rối bởi lẽ không ít trường hợp bị can đang thành khẩn thừa nhận hành vi sai phạm phù hợp với chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được, vậy mà sau khi gặp luật sư thì lập tức phản cung, thay đổi lời khai, do đó việc trì hoãn sự

tham gia của luật sư càng lâu càng tốt. Khi muốn từ chối luật sư thì điều tra viên đưa ra đủ các lý do để luật sư chưa được tham gia vào giai đoạn điều tra. Cá biệt có một số luật sư bị điều tra viên mời lên yêu cầu hợp tác, cung cấp những gì đã biết qua những lần tiếp xúc với thân chủ (thân chủ của luật sư lúc này đã là bị can hoặc đang là nghi can trong vụ án), đối với những trường hợp này, hầu hết luật sư chọn cách không cung cấp thông tin, khi bị điều tra viên dọa rằng sẽ khởi tố luật sư về hành vi "Không tố giác tội phạm" theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự thì luật sư "đấu lý" với cơ quan điều tra rằng một khi thân chủ của họ chưa bị bản án có hiệu lực pháp luật tuyên là có tội

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 47)