Tiếp tục hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 93)

Sửa đổi Luật Luật sư theo đó quy định về thời gian đào tạo nghề luật sư là 01 năm trong đó kéo dài đào tạo về kỹ năng hành nghề và kinh nghiệm thực tiễn; mở rộng phạm vi hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư như có thể giải quyết công việc mà mọi công dân đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự được làm.

Chính phủ ban hành nghị định quy định về công tác quản lý đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, đồng thời có căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.

Bộ Tư pháp ban hành thông tư hướng dẫn đối với một số trường hợp như: việc thay đổi người đại diện đối với Văn phòng luật sư; thời hạn cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi tổ chức hành nghề luật sư thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; thời hạn giải quyết của Sở Tư pháp khi thực hiện thủ tục ghi địa chỉ văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư vào giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi tổ chức hành nghề luật sư tự chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư; giấy tờ chứng minh trụ sở; v.v…

Bộ Tư pháp ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

Bộ Tư pháp xây dựng Chương trình đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, Đề án thành lập thí điểm cơ sở đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế liên doanh, liên kết với nước ngoài, Đề án về xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề luật sư.

Một phần của tài liệu Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 93)