Vai trò của Công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 34)

4 Tổ chức bộ máy của Công đoàn

2.2.1. Vai trò của Công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động

thu nhập của ngƣời lao động

Trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động, theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động đã quy định, nếu người sử dụng lao động thấy cần cho lần lượt nhiều người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết. Trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì trước khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Khoản 1 Điều 92 Bộ luật Lao động cũng cho phép người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường hợp cần thiết theo luật định. Nhưng để đảm bảo an toàn cho lợi ích của người lao động trong trường hợp này thì pháp luật cũng quy định thêm: "Trước khi quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở". Điều này khẳng định tổ chức công đoàn cơ sở là tổ chức của người lao động, đại diện cho tập thể lao động và thiết thực bảo vệ quyền lợi của người lao động.

25

Mặt khác, điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào quan hệ lao động không gì khác hơn là tiền lương và thu nhập. Điều 55 Bộ luật Lao động quy định: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định". Không chỉ với người lao động, tiền lương và thu nhập cũng là vấn đề mà hầu hết các chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong khi người lao động thì cố gắng để có việc làm ổn định, có thu nhập cao, thì các chủ doanh nghiệp lại tính toán thế nào để hạn chế tối đa chi phí trả công lao động nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trong sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện và trực tiếp bảo vệ quyền lợi tập thể của người lao động trong các doanh nghiệp. Vai trò của Công đoàn trong việc đảm bảo tiền lương cho người lao động tức là Công đoàn vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích vừa phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền lương luôn gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động bảo vệ lợi ích người lao động của Công đoàn. Để thực hiện tốt vai trò này của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, Điều 57 Bộ luật Lao động quy định: "Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở".

Như vậy, để đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp được trả lương xứng đáng với sức lao động của họ bỏ ra, Công đoàn cơ sở cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức lao động để góp ý kiến với Ban Giám đốc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý.

Một việc thiết thực khác để bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp là Công đoàn cơ sở phải tham gia xây dựng định mức lao động ở các doanh nghiệp.

26

Trong các doanh nghiệp, định mức lao động thường được nâng lên rất cao nhằm đạt mục tiêu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc gia tăng định mức để tính lương sản lượng, hoặc việc thuê lao động thời vụ để chạy kịp tiến độ đơn hàng sẽ là một trong những yếu tố không nhỏ gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Để bảo vệ người lao động, Công đoàn nên thường xuyên tổ chức cho công nhân lao động bàn bạc và trao đổi về tình hình thực hiện thực hiện định mức lao động qua từng thời gian, theo dõi và kiểm tra việc xây dựng định mức của các doanh nghiệp. Việc xây dựng định mức lao động phải có căn cứ kỹ thuật, đảm bảo tính hiện thực, phải phù hợp với khả năng của người lao động, với điều kiện sản xuất kinh doanh và tiền lương thu nhập của họ.

Một phần của tài liệu Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)