19
Nghiệp đoàn lao động là tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. Theo Điều 22 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2009, Nghiệp đoàn lao động có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hóa; phổ biến, hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.
Nghiệp đoàn lao động là đại diện cho đoàn viên nghiệp đoàn quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống; đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội; phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
Tiểu kết Chƣơng 1
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
20
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Với tư cách là người đại diện cho người lao động, Công đoàn còn có trách nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt động Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN