4 Tổ chức bộ máy của Công đoàn
4.3 Tổng số đoàn viên phát triển mới người 11255 10899 1
Nguồn: LĐLĐ TP. Đà Nẵng
Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động. Tuy nhiên, do tình hình suy giảm kinh tế, một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể nên một bộ phận CNVCLĐ thiếu việc làm. Tiền lương và thu nhập của CNVCLĐ được cải thiện theo lộ trình tăng lương của Chính phủ, thu nhập bình quân 3.515.000đ/người/tháng tăng 62,7% so với năm 2008. Tiền lương tăng nhưng mức sống chưa được cải thiện vì giá cả tiêu dùng tăng nhanh hơn tiền lương, do đó, phần lớn CNVCLĐ đời sống khó khăn, không có điều kiện tích lũy. CNVCLĐ tại các khu công nghiệp phải sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không có điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với CNVCLĐ ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đạt 100%. Tại các khu công nghiệp và chế xuất (CN&CX), hơn 80% CNVCLĐ được tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu, một số doanh nghiệp áp dụng theo mức lương làm căn cứ ký hợp đồng lao động đã gây thiệt thòi cho người lao động (NLĐ). Tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng, đóng chậm, nợ BHXH với số tiền hàng chục tỷ đồng đã xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ.
Quan hệ lao động trên địa bàn thành phố tương đối ổn định. Số vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể giảm dần do ý thức chấp hành pháp
24
luật của người sử dụng lao động được nâng lên, tăng cường trách nhiệm của tổ chức công đoàn và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thông qua công tác thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất.