Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

Một phần của tài liệu Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng (Trang 59 - 67)

4 Tổ chức bộ máy của Công đoàn

3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

Muốn tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn, thì trước hết phải xuất phát từ vấn đề nhận thức lý luận, có nhận thức đúng, đầy đủ mới có hành động tự giác và đúng đắn. Nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cũng như trách nhiệm của công nhân, lao động đối với Công đoàn, quyền lợi nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đoàn viên, xây dựng các tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh. Do vậy, công tác truyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên công đoàn phải được coi là giải pháp hàng đầu của công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên công đoàn

Tuyên truyền, giáo dục làm cho công nhân, lao động, giới chủ và người sử dụng lao động, các cấp có liên quan hiểu về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, sự cần thiết khách quan phải vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Mặt khác, Công đoàn thông qua các hình thức hoạt động tuyên truyền và bằng hoạt động tuyên truyền nhằm hình thành dư luận tích cực cổ vũ người lao động, người sử

52

dụng lao động trong việc ủng hộ, tạo điều kiện thành lập Công đoàn và tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn phải tiến hành bằng tổng hợp các biện pháp, với các hình thức sinh động phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền. Nên đẩy mạnh thông tin quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và nâng cao chất lượng thông tin. Việc này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như định hướng dư luận trong công nhân, lao động và trong giới chủ.

Trong công tác tuyên truyền từ Liên đoàn Lao động thành phố đến các tổ chức công đoàn cơ sở cần phải thiết lập mối quan hệ mật thiết, hợp tác với cơ quan truyền thông các cấp nhằm phát huy ảnh hưởng của Công đoàn đến người lao động, phấn đấu đưa hoạt động thông tin, tuyên truyền của Công đoàn trở thành món ăn tinh thần cho người lao động trong quá trình lao động tại doanh nghiệp.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhận thức của xã hội nói chung, trong đó có cả nhận thức của người sử dụng lao động, của công nhân, lao động về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn còn có nhiều biểu hiện không đúng, thậm chí lệch lạc. Trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ công nhân, lao động và của người sử dụng lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đang có khuynh hướng thực dụng, đề cao một chiều lợi ích vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần, xem nhẹ vai trò, vị trí của đội ngũ công nhân và của tổ chức Công đoàn, không tạo điều kiện để đoàn viên và Công đoàn hoạt động, tạo một bước tiến căn bản trong nhận thức và tổ chức hoạt động Công đoàn. Do vậy, Công đoàn cần giải thích, uốn nắn những nhận thức lệch lạc của người lao động về giai cấp công nhân và Công đoàn.

53

Công đoàn cần tác động đến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp. Đây là các đối tượng quan trọng, khi chuyển biến nhận thức ở đối tượng trên sẽ có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của đông đảo quần chúng, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ công nhân, viên chức. Trong công tác tuyên truyền về giai cấp công nhân, cần nhấn mạnh mấy điểm quan trọng sau đây:

Trước hết, làm cho mọi đối tượng trong doanh nghiệp, đặc biệt là công nhân, lao động và người sử dụng lao động nhận thức rõ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường. Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển càng nhanh, thì vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn ngày càng quan trọng. Kinh tế thị trường càng phát triển, càng đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân, phát triển đoàn viên xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh. Cần làm cho công nhân, lao động nhận thức được vai trò, vị trí thực sự của mình trong kinh tế thị trường. Phải làm cho giới chủ, người sử dụng lao động đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước hiểu được rằng, trong sản xuất, kinh doanh hiện đại, lợi thế cạnh tranh tập trung ở nguồn nhân lực, nguồn nhân lực là nguồn vốn lớn nhất của doanh nghiệp. Công đoàn cần đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Không dừng lại ở các nội dung tuyên truyền về vai trò nhiệm vụ của công đoàn, không dừng lại ở các chương trình văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao ở góc độ phong trào, mà còn phải đi sâu vào cụ thể như là về các quyền đình công, phương thức, cách thức đình công hay cách tham gia vào nội dung các thảo ước lao động tập thể.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm thường xuyên, bền bỉ, không rơi vào hình thức, đồng thời cần phải bám sát thực tiễn, chú trọng vào những nội dung thiết yếu mà công nhân, lao động đang quan tâm như quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khi gia nhập Công đoàn, lợi ich cá nhân, tập thể lợi

54

ích xã hội khi công nhân, lao động gia nhập Công đoàn và tự nguyện tham gia hoạt động Công đoàn. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục cần đặc biệt chú ý tới tính khác biệt, đặc thù giữa các loại đối tượng về trình độ, tâm lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp để việc tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, sao cho người nghe thấy thấu tình, đạt lý. Giáo dục nhận thức về Công đoàn là nhiệm vụ của công tác dân vận, phải đảm bảo nói và làm luôn đi đôi với nhau, có như vậy mới gây dựng được lòng tin của quần chúng. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, phải được duy trì và đổi mới thường xuyên, đảm bảo tính khách quan phù hợp với thực tiễn hoạt động của Công đoàn tại cơ sở, cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền phải gương mẫu trong cuộc sống và trong lao động sản xuất.

Thứ ba, song song với công tác tuyên truyền, việc kết nạp, phát triển đoàn viên mới phải đảm bảo xác định rõ là đối tượng để tác động bao gồm các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn (đồng nghĩa với việc chưa có đoàn viên công đoàn) và các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn nhưng hiện đang có một số lớn lao động chưa tham gia Công đoàn. Công tác phát triển đoàn viên khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của Công đoàn thành phố Đà Nẵng, mà còn là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống tổ chức công đoàn đối với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; đồng thời là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.

Doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước có đủ điều kiện thành lập Công đoàn nhưng chưa có tổ chức công đoàn cơ sở là đối tượng quan tâm hàng đầu của Liên đoàn Lao động thành phố. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ nặng nề trên cần tiếp cận, tìm hiểu kỹ giới chủ các doanh nghiệp, qua đó tranh thủ sự đồng tình của giới chủ doanh nghiệp để đại diện Công đoàn cấp trên tuyên

55

truyền, vận động người lao động tại đơn vị tham gia hoạt động công đoàn và tiến hành các thủ tục cần thiết thành lập tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Công việc này hiện đang hết sức khó khăn vì Công đoàn cấp trên không có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp; kinh phí cho hoạt động công đoàn ở các địa phương còn hạn chế; trong khi đó, muốn làm được việc này đòi hỏi phải đầu tư thời gian nhiều hơn.

Vì vậy, trước hết Liên đoàn Lao thành phố phải xây dựng được các mối quan hệ với các Liên đoàn Lao động địa phương và chuyên môn. Thông qua các cơ quan quản lý ở địa phương, tranh thủ tối đa những nguồn thông tin cơ bản về doanh nghiệp; về ngành nghề, số lượng lao động của doanh nghiệp để lập kế hoạch phát triển tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tranh thủ tối đa vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Liên đoàn Lao động tại các địa phương, nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức Đảng tại doanh nghiệp (nếu có) trong công tác tuyên truyền vận động thành lập Công đoàn. Bố trí cán bộ công đoàn có nhiều kinh nghiệm trong thuyết phục, tuyên truyền, đàm phán, hiểu biết sâu sắc về công nhân, lao động và nghiệp vụ công đoàn (tổ chức và hoạt động) tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Lựa chọn các hình thức và quy mô thích hợp, tổ chức các cuộc tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp với người lao động để tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, tạo điều kiện để công nhân, lao động hiểu về tổ chức công đoàn, từ đó tự giác gia nhập Công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn.

Khi đã hội tụ các điều kiện cần và đủ để thành lập tổ chức công đoàn, Công đoàn cấp trên cần hướng dẫn, giúp đỡ làm các thủ tục cần thiết để thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Trong các trường hợp đặc biệt, khi tại doanh nghiệp chưa chọn được cán bộ công đoàn, có thể phải sử dụng đến hình thức tạm cử cán bộ Công đoàn cấp trên đảm nhận tạm thời công việc này. Khi mới thành

56

lập, kinh phí của Công đoàn tại cơ sở chưa được hình thành, nên Công đoàn cấp trên cần hỗ trợ hoặc vận động, quyên góp nhằm phục vụ cho hoạt động của Công đoàn cơ sở.

Ba là, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở

Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở cũng cần được quan tâm đầu tư như là một yếu tố then chốt trong nhóm giải pháp này và cần tập trung vào các nội dung sau:

Trước hết, để thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của công đoàn trong tình hình mới, các cấp Công đoàn, toàn thể công nhân, viên chức, lao động cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ công đoàn. Công đoàn có vai trò là trung tâm tập hợp đoàn kết giáo dục công nhân, viên chức, lao động là cầu nối giữa quần chúng công nhân, lao động với Đảng, người cộng tác đắc lực với Nhà nước. Trong quan hệ lao động, Công đoàn có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có Công đoàn thì không thể có quan hệ lao động đầy đủ, tiến bộ và phát triển được.

Thứ hai, trong công tác cán bộ công đoàn, cần nghiên cứu đề xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ công đoàn cơ sở. Tiêu chuẩn cán bộ công đoàn xuất phát từ chỗ cán bộ công đoàn là cán bộ quần chúng, hoạt động của tổ chức Công đoàn nhằm thực hiện các chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng các chức danh cán bộ Công đoàn làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, quy định ngạch bậc lương, xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn, đánh giá và quy hoạch cán bộ công đoàn cho phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp, mặc dù vấn đề xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công đoàn là hết sức phức tạp song đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

57

Trong điều kiện hiện nay tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh là: Có bản lĩnh vững vàng, có tâm huyết, nhiệt tình với công tác công đoàn; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt; có nhiệt tình và phương pháp công tác công đoàn... Các tiêu chuẩn trên đối với cán bộ công đoàn cơ sở có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, là tiền đề, điều kiện của nhau, nếu thiếu một trong các tiêu chuẩn trên, thì cán bộ công đoàn sẽ gặp khó khăn trong công tác của mình. Do vậy, xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ công đoàn là vấn đề quan trọng, là điểm xuất phát để tạo khả năng cho cán bộ công đoàn đủ sức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn.

Khi đã xây dựng được tiêu chuẩn và lựa chọn được cán bộ công đoàn thì vấn đề tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng lực cán bộ công đoàn. Công tác đào tạo cán bộ công đoàn được hiểu là việc tổ chức giảng dạy và học tập dài ngày, gắn việc giáo dục nhân cách và cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chuẩn bị cho người học có khả năng đảm nhiệm công việc nhất định. Còn bồi dưỡng là trang bị, bồi dưỡng thêm kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thực tiễn công đoàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ nhằm hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, tâm lý, tác phong đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn của cán bộ công đoàn.

Bốn là, xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ công đoàn

Bên cạnh những nội dung trên, việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ công đoàn cũng cần được quan tâm. Cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ công đoàn là vấn đề rất quan trọng. Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lý sẽ khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng và yên tâm công tác của cán bộ; sẽ nâng cao được tinh thần trách

58

nhiệm, phát huy được tính sáng tạo của cán bộ công đoàn; thu hút được nhân tài cho hoạt động công đoàn và góp phần xây dựng nội bộ đoàn kết nhất trí, thúc đẩy tổ chức công đoàn phát triển. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách cán bộ không hợp lý sẽ tạo tâm lý chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, cản trở sự phát triển của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, khi tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ công đoàn, phải chú ý các yêu cầu sau:

- Cơ chế, chính sách đối với cán bộ công đoàn khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng phải đảm bảo tuân thủ trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương; không mâu thuẫn với cơ chế chính sách cán bộ hoạt động thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời, phải gắn liền với trách nhiệm, đảm bảo công bằng, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm kích thích tài năng sáng tạo, có sức lôi cuốn hấp dẫn để mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên.

- Chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn chuyên trách nằm trong chế độ tiền lương công chức nhà nước, song phải phù hợp với những

Một phần của tài liệu Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)