4 Tổ chức bộ máy của Công đoàn
2.2.2.2. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động. Với nhận thức con người là vốn quý nhất, Đảng và Nhà nước ta càng đề cao yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ của người lao động, gắn liền với sản xuất theo phương châm "an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn". Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng bảo vệ quyền và lợi ích người lao động của tổ chức công đoàn. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện nay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động (khoản 3 Điều 6 Luật Công đoàn). Khoản 2 Điều 4 Nghị định 302/HĐBT ngày 19/8/1992 nêu rõ: "Công đoàn cơ sở cử đại diện tham gia điều tra tai nạn lao động và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xử lý người chịu trách nhiệm xảy ra tai nạn lao động"...
28
Hình 2.1: Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đảm bảo điều kiê ̣n lao đô ̣ng
Nguồn: tác giả
Hiện nay, người sử dụng lao động và người lao động đã từng bước nâng cao nhận thức trách nhiệm của mình trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, nhưng trên thực tế, tai nạn lao động xảy ra đáng lo ngại, tai nạn lao động chết người có xu hướng gia tăng. Một số cơ sở cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, công nhân làm việc trong điều kiện mất an toàn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặt khác, môi trường lao động bị ô nhiễm
Điều kiện lao động
Công đoàn Trang thiết bị máy móc Trang thiết cá nhân Môi trường lao động Chế độ chính sách Quan hệ xã hội