Kho tài liệu tra cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 46 - 47)

- Mục lục phân loại sách tiếng gốc Latinh Mục lục phân loại sách tiếng Nga

c. Cách sắp xếp phích mô tả

2.2.1.2 Kho tài liệu tra cứu

Kho tài liệu tra cứu là một bộ phận cấu thành của bộ máy tra cứu tin. Hiện nay kho tài liệu tra cứu có khoảng 6000 cuốn. Tài liệu tra cứu gồm các sách tra cứu quan trọng như Từ điển, Bách khoa toàn thư, các sách tra cứu cẩm nang, sổ tay.

Từ điển: Là loại tài liệu tra cứu tập hợp các đơn vị ngôn ngữ sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm cung cấp các thông tin cần thiết như ý nghĩa, cách phát âm, nguồn gốc, từ loại,… về cá từ. Từ điển cũng có thể là một tập hợp các từ, thuật ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực khoa học riêng biệt được giải thích chi tiết cặn kẽ về nghĩa của từ được sử dụng trong chuyên ngành đó. Thư viện Tạ Quang Bửu hiện nay lưu giữ được một số lượng lớn từ điển phục vụ cho học ngoại ngữ, từ điển thuật ngữ mang nội dung tổng hợp hoặc chuyên ngành: Từ điển tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, từ điển Tin học, từ điển Vô tuến điện, từ điển Hóa học.

Bách khoa toàn thư (Ecyplopridia) được coi là một trong những tài liệu tra cứu quan trọng của thư viện, là tài liệu được biên soạn công phu chứa đựng trong đó những khối lượng kiến thức lớn của nhân loại. Bách khoa toàn thư là loại tài liệu đánh giá nền học thức của dân tộc, một đất nước. Loại tài liệu này cung cấp những thông tin chính, cụ thể của hệ thống về mọi vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực. Dưới góc độ tra cứu Bách khoa toàn thư cho phép tìm các khái niệm, thuật ngữ, địa danh, nhân vật. Hiện Thư viện Tạ Quang Bửu đang lưu trữ và phục vụ các bộ Bách khoa toàn thư quý hiếm như: Larousse (8 tập); Ullimans Encyclopedie of Industrial Chemistry (24 tập),…

Các loại sổ tay tra cứu gồm có sổ tay tóm tắt về Vật lý, sổ tay Kỹ sư cơ khí, sổ tay Chế tạo máy. Các tài liệu mang tính chất chỉ đạo, đó là các sách kinh điển của Chủ nghĩa Mac-lênin, các văn kiện của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, các tài liệu tra cứu (TLTC) của Thư viện không được tổ chức ở kho riêng mà được chia về các phòng đọc chuyên ngành. Tại các phòng đọc chuyên ngành, tài liệu tra cứu được tổ chức trên một giá riêng và được sắp xếp theo ký hiệu phân loại của tài liệu. Việc phân bố và sắp xếp các tài liệu tra cứu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các phòng đọc của Thư viện đếu tổ chức theo phương thức mở nên tài liệu được sắp xếp theo ký hiệu phân loại của khung phân loại LC. Trong đó, phần lớn các loại từ điển đều có ký hiệu P: Ngôn ngữ. Chính vì vậy, nếu xếp tài liệu theo đúng quy định của bảng phân loại thì hầu hết các loại từ điển song ngữ, tam ngữ,… đều tập trung ở một phòng đọc chuyên ngành. Để khắc phục tình trạng đó, Thư viện có chia về các phòng khác một số TLTC không đúng với ký hiệu phân loại mà phòng đó quy định lưu trữ.

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 46 - 47)