- Mục lục phân loại sách tiếng gốc Latinh Mục lục phân loại sách tiếng Nga
c. Cách sắp xếp phích mô tả
2.2.2 Bộ máy tra cứu tin hiện đạ
Trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin có ở khắp mọi nơi. Làm thế nào để NDT có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng? Đó là một câu hỏi đặt ra cho bất kỳ một cơ quan thông tin nào. Hiện nay, số lượng độc giả đến Thư viện ngày càng tăng, thêm vào đó lượng sách báo ở Thư viện ngày càng phong phú và đa dạng. Vì vậy nếu chỉ sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống thì việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Tin học hóa công tác thông tin thư viện là xu thế tất yếu hiện nay đang được phát triển rất nhanh chóng đem lại hiệu quả to lớn.
Thư viện Tạ Quang Bửu đã tiến hành tin học hóa từ khá sớm. Năm 1995, Thư viện đã cài đặt phần mềm CDS/ISIS do UNESCO trang bị miễn phí cho các nước đang phát triển.để quản trị và xây dựng các cơ sở dữ liệu. Phần mềm này mạnh về tra cứu nhưng không có khả năng thực hiện toàn diện các chức năng quản lý của Thư viện, bao gồm theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin từ xa, quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thư mục với các đơn vị khác. Chính vì vậy năm 2006, Thư viện đã đầu tư kinh phí để mua phần mềm thư viện điện tử VTLS (Virtual) của Mỹ, gồm 4 phân hệ, với đầy đủ các tính năng hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ, phục vụ của Thư viện. Cụ thể là:
- Phân hệ bổ sung - Phân hệ biên mục - Phân hệ tạp chí - Phân hệ tra cứu
Ngoài ra, vào năm 2006 các cán bộ CNTT của Thư viện đã tiến hành tự nghiên cứu ứng dụng, Việt hóa và phát triển phần mềm mã nguồn mở
Dspace vào xây dựng các bộ sưu tập số phù hợp với yêu cầu của cán bộ và NDT của Thư viện.
Như vậy, hiện nay, Thư viện đang phục vụ song song 2 bộ máy tra cứu: CSDL thư mục và CSDL toàn văn.