Bộ máy tra cứu tin truyền thống

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 27 - 29)

Bộ máy tra cứu tin truyền thống thực sự là công cụ đắc lực cho cả cán bộ thư viện và bạn đọc. Các bộ phận của nó có quan hệ hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau để phục vụ công tác tra cứu thông tin.

BMTCT truyền thống của Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK HN bao gồm: Hệ thống mục lục (HTML), các tài liệu tra cứu (TLTC) và ấn phẩm thư mục.

2.2.1.1.Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục (HTML) là công cụ tra cứu vô cùng quan trọng trong các thư viện và cơ quan thông tin. Với chức năng phản ánh toàn bộ các xuất bản phẩm hiện có trong cơ quan thông tin và thư viện. Hệ thống mục lục cũng là công cụ tuyên truyền giới thiệu sách của thư viện.

HTML là tập hợp các phiếu mô tả được sắp xếp theo một trật tự nhất định: Thứ tự chữ cái tên sách, thứ tự chữ cái tên tác giả, kí hiệu phân loại hoặc theo chủ đề của tên tài liệu.

HTML là công cụ tra cứu để người dùng tin và cán bộ thư viện sử dụng tìm tin và sưu tầm tài liệu. Đối với người dùng tin, HTML là phương tiện tra cứu thông dụng, phù hợp với tâm lý, thói quen của đại bộ phận người dùng tin. Đối với cán bộ thư viện HTML hỗ trợ trong công tác xử lý tài liệu như mô tả, phân loại, định chủ đề, vạch kế hoạch bổ sung và thanh lọc tài liệu. Một trong những phương tiện có hiệu lực nhất để giới thiệu nội dung kho sách, giúp người đọc lựa chọn sách là mục lục thư viện. HTML của Thư viện Tạ Quang Bửu được đặt ở tiền sảnh tầng 1 nơi thuận tiện cho người dùng tin có thể tiến hành tra tìm tài liệu khi đến Thư viện. Việc tổ chức các phích mô tả trong HTML tuân theo quy tắc mô tả theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD áp dụng vào Việt nam. Các phích mô tả trong HTML có khổ cỡ thống nhất, cụ thể là: “chiều dài là 12,5 cm; chiều rộng 7,5 cm. Trên phích có hai vạch kẻ dọc, vạch kẻ dọc thứ nhất cách mép trái phích 2,5 cm, vạch kẻ dọc thứ hai cách vạch dọc thứ nhất 1 cm. Vạch kẻ ngang cách mép trên của phích mô tả 1,5 cm”. HTML bao gồm mục lục chữ cái (MLCC) và mục lục phân loại (MLPL), về cơ bản có cấu tạo giống nhau từ cách sử dụng phích tiêu đề đến việc sắp xếp các phích mô tả trong mục lục.

MLCC giữ vị trí quan trọng, nó phản ánh đầy đủ, toàn diện vốn tài liệu của Thư viện. Đối với người dùng tin, MLCC là loại mục lục sử dụng đơn giản nhất. Người dùng tin khi biết tác giả hoặc nhan đề của tài liệu qua MLCC sẽ tìm được tài liệu họ cần, tìm được một cách đầy đủ các tác phẩm của một tác giả. MLCC giúp người dùng tin thoả mãn những câu hỏi có hay không có một tài liệu nào đó mà người dùng tin đã biết, có các tài liệu nào của những người khác viết về tác giả đó...

MLCC là tập hợp các phiếu mô tả tài liệu được sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiêu đề mô tả (Tiêu đề mô tả có thể là tên tác giả hoặc tên tài liệu).

MLCC giữ vị trí quan trọng, nó phản ánh đầy đủ, toàn diện vốn tài liệu của Thư viện. Đối với người dùng tin MLCC là loại mục lục sử dụng đơn giản nhất. Người dùng tin khi biết tác giả hoặc nhan đề của tài liệu qua MLCC sẽ tìm được tài liệu họ cần, tìm được một cách đầy đủ các tác phẩm của một tác giả. MLCC giúp người dùng tin thoả mãn những câu hỏi có hay không có một tài liệu nào đó mà người dùng tin đã biết, có các tài liệu nào của những người khác viết về tác giả đó...

MLCC của thư viện Trường ĐHBK HN gồm 2 bộ phận: mục lục tên sách và mục lục tên tác giả. Kho sách của thư viện Trường ĐHBK HN có khối lượng phong phú, tập trung tài liệu của nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên MLCC được tổ chức theo ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng gốc Latinh và tiếng Nga) kết hợp với loại hình tài liệu.

Một phần của tài liệu Khảo sát bộ máy tra cứu tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w