Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 25 - 26)

RRTD được biểu hiện là vốn cho vay ra không thu đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, phát sinh chi phí lớn hay thu được lãi thấp ngoài dự kiến, bị mất vốn, kinh doanh kém hiệu quả thậm chí thua lỗ bị phá sản…Tuy nhiên, biểu hiện lớn nhất là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, khi tỷ lệ này của một Ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì coi là báo động. Tóm lại, hậu quả chung nhất của rủi ro tín dụng là:

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong NHTM tăng cao, chi phí lớn cho hệ thống NHTM Nhà nước phải cơ cấu lại, thất thoát lượng vốn lớn, Ngân hàng có thể bị phá sản, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của cả quốc gia, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính và chính sách tiền tệ của chính phủ. Bởi vì hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế- xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.

Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippin... đã phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá sản.

Ở Việt Nam, vào những năm 1989- 1990, cũng đã xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền gửi tại các quỹ tín dụng, gây ra sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng. Đây là lần đổ vỡ đầu tiên có tính dây chuyền của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổ vỡ đã gây tổn thất lớn cho các quỹ tín dụng và hệ thống ngân hàng, người gửi tiền và nền kinh tế nói chung, đặc biệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của người gửi tiền, mà chúng ta đã phải mất một thời gian dài mới lấy lại được.

Những hậu quả nặng nề có thể gây ra bởi RRTD cho thấy sự cần thiết phải quan tâm đến việc đo lường, quản lý và kiểm soát RRTD là nhiệm vụ quan trọng đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 25 - 26)