Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 36 - 39)

d) Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

3.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ têu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Nguyên tắc so sánh

a. Tiêu chuẩn so sánh: thường là Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

Các thông số thị trường

Các chỉ tiêu có thể so sánh khác

b. Điều kiện so sánh

Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.

c. Các phương pháp so sánh

Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

Phương pháp tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiên mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

d. Ưu - nhược điểm của phương pháp này

Ưu: thấy được nhịp độ biến động, tốc độc tăng trưởng của đối tượng phân tích trong hiện tại so với mục tiêu đặc ra hoặc kỳ gốc.

Nhược: dùng số liệu quá khứ để phân tích và dự báo tương lai, bỏ qua những yếu tố thay đổi của tương lai nên nhiều lúc những nhận xét đưa ra chưa chính xác. Tuy nhiên do đặc điểm dễ thực hiện và có một số ưu điểm nhất định nên phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh.

Chiến lược SWOT:không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST) và chiến lược điểm yếu nguy cơ (WT). Đặc điểm: Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài; Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, do đó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt; Kết quả chưa phải là lựa chọn cuối cùng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 36 - 39)