Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 56)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Trước khi đưa ra giải pháp quản lý RRTD, chúng ta sẽ phân tích những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng hiện nay.

Cơ hội (O: Oportunities)

- Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, hàng năm tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Hòa trong không khí đó kinh tế Long An cũng có những chuyển biến tích cực, nhiều khu công nghiệp khu dân cư được xây dựng trong địa bàn hoạt động của ngân hàng. Đây là cơ hội lớn cho ngân hàng có được lượng lớn khách hàng là công nhân hoặc là các doanh nghiệp từ thành phố chuyển về. Cơ hội này sẽ giúp ngân hàng có lượng khách hàng đa dạng hơn. - Tận dụng sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, các NHTM trong nước có dịp để củng cố uy tín trên thị trường và năng cao chất lượng dịch vụ, minh bạch hóa thông tin qua bán một phần cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài. Bên ngoài có thể mua cổ phần đối với các ngân hàng trong nước tối đa 30%. Với tỷ lệ như vậy, các ngân hàng trong nước có thể đưa ra lộ trình hợp tác trên cơ sở điều kiện của mình về vốn, công nghệ và trình độ quản lý.

- Ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường trong nước thúc đẩy các nhà quản lý nhà nước hoàn chỉnh hệ thống pháp lý.

- Trình độ khoa học công nghệ ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng cao. - Ngành tài chính ngân hàng trong nước đang phát triển.

- Có quan hệ tốt với chính quyền địa phương. - Tham gia quỹ RDF của WB

Đe dọa (T: Threats)

- Xu hướng các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam, các ngân hàng lớn trong nước mở rộng hệ thống chi nhánh ra các tỉnh làm cho ngành tài chính ngân hàng của cả nước cạnh tranh rất gay gắt.

+ Do cạnh tranh nên các ngân hàng trong nước có nhiều rủi ro. Đây là một quá trình sàng lọc tự nhiên, những cơ thể khỏe mạnh sẽ sống sót, cơ thể nào quá yếu sẽ chết, còn một số trường hợp bị sáp nhập hoặc mua lại theo kiểu thôn tính.

+ Nhiều bất lợi về cạnh tranh tăng trong nội địa. Các ngân hàng trong nước có quy mô nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài nên việc chia sẻ thị phần sẽ xảy ra. Hiện nay NHTM trong nước chiếm khoảng 90% thị phần. Trong đó, 5 ngân hàng quốc doanh chiếm 75% thị phần, các NHTM cổ phần chiếm 15% thị phần. Các NHTM đều có quy mô nhỏ trình độ công nghệ chưa cao, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của hội nhập. Đó là các nguyên nhân để các ngân hàng trong nước mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã có sẵn mạng lưới từ nhiều năm.

- Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ cho các NHTMVN là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, NHTMVN thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước.

Điểm mạnh (S: Strengths)

- Ngân hàng có một lực lượng nhân viên trẻ, có trình độ cao có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

- Hệ thống lưu trữ Smartbank mang lại nhiều tiện ích, tránh được sai sót xảy ra khi CBTD phải làm quá nhiều việc thủ công.

- Ngân hàng đang trên đà phát triển mạnh, tổng số vốn cũng như vốn điều lệ liên tục tăng qua các năm, nhiều chi nhánh được thành lập.

- Có nhiều năm kinh nghiệm trong họat động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn có nhiều ngành nghề đặc thù như :cơ khí-lắp ráp xà lan phục vụ giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rau màu …có đội ngũ nhân viên tận tụy, thấu hiểu

- Những năm qua ngân hàng luôn có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp. Điểm yếu (W: Weakness)

- Trong cơ cấu tổ chức còn thiếu nhiều phòng ban như là phòng quản lý rủi ro, phòng Marketing,… Từ đó, một phòng ban phải kiêm nhiều nhiệm vụ sẽ dẫn đến mức độ chuyên môn hóa thấp. Điều này rất quan trọng vì nếu một phòng ban phải làm việc quá tải thì hiệu quả sẽ không tối ưu. Từ đó, khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ giảm.

- Các dịch vụ ngân hàng Đại Tín chưa đa dạng. Cho nên KH của Ngân hàng Đại Tín chỉ tập trung là KT cá thể với hình thời hạn vay ngắn hạn.

- CBTD thẩm định khách hàng còn nhiều sai sót.

- Việc phân tán rủi ro sau khi cấp tín dụng chưa được quan tâm, trong đó bao gồm việc bán một phần hay toàn bộ khoản tín dụng cho các tổ chức mua bán nợ hay chứng khoán hóa các khoản vay. Nếu làm tốt công việc này sẽ làm giảm thiểu rủi ro và tạo nguồn vốn để cho vay mới.

Bảng 4.10. Tóm tắt chiến lược SWOT

Cơ hội (O: Oportunities)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w