KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian qua
ĐVT: Tỷ đồng
chỉ tiêu
2005 2006 2007 Tốc độ tăng (%)
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2006/2005 2007/2006
Tổng dư nợ 190 100 350 100 850 100 250 142.86
Nợ quá hạn 0.72 0.379 1.33 0.380 3.14 0.369 84.72 136.09
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 4.3.1. Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm (2005-2007)
Hình 4.3.2. Dư nợ quá hạn và tổng dư nợ
Theo thống kê của phòng kinh doanh tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm ổn định và luôn nhỏ hơn 1%, cụ thể theo bảng 4.3 và hình 4.3.1, hình 4.3.2, ta có:
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 0.369%, giảm 0.02% so với năm 2006 và giảm 0.01% so với năm 2005. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có biến động giảm nhưng không
đáng kể.Như vậy có thể thấy mức độ RRTD của Ngân hàng luôn nhỏ hơn mức trần 5% mà NHNN đã quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ 0.37% cũng chứng tỏ Ngân hàng có rủi ro tín dụng. Do đó Ngân hàng cần tiếp tục theo dõi để kiểm soát mức độ RRTD.
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có biến động không nhiều cho nên, đề tài chỉ tập trung phân tích cơ cấu nợ quá hạn của năm 2007.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm nợ
ĐVT: Triệu đồng
NHÓM 2 3 4 5 Cộng
Dư nợ quá hạn 2002 281 149 708 3140
Tỷ lệ % 63.8 8.9 4.7 22.5 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 4.4. Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm
Theo bảng 4.4 thì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ quá hạn là nợ cần chú ý chiếm 63.8% (bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày). Cho nên ngân hàng phải chú ý theo dõi thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là dư nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn, chiếm 22.5%. Như vậy khoảng 1/5 dư nợ quá hạn là có khả năng mất vốn. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3, quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày) chiếm 8.9% và nợ cần chú ý chiếm 4.7% tổng dư nợ quá hạn.
Dn ngắn hạn 2108 67.1
Dn trung hạn 1032 32.9
Tổng Dn quá hạn 3140 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 4.5. Cơ cấu dư nợ quá hạn theo kỳ hạn năm 2007
Trong tổng dư nợ quá hạn thì dư nợ ngắn hạn chiếm 67.1% hơn gấp hai lần dư nợ trung hạn quá hạn (32.9%) theo bảng 4.4 và hình 4.5. Tuy nhiên do dư nợ ngắn hạn luôn nhiều hơn (gần gấp 2 lần) dư nợ trung hạn. Nên dư nợ ngắn hạn quá hạn cao hơn dư nợ trung hạn quá hạn, ta cũng không thể kết luận là dư nợ ngắn hạn có rủi ro cao hơn dư nợ trung hạn. Mà kết quả này chỉ phản ánh được bề nổi của hiện tượng mà thôi
Bảng 4.6. Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị %
KT cá thể 3140 100
Các thành phần kinh tế khác 0 0
Tổng Dn quá hạn 3140 100
Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng 4.6, ta thấy ngân hàng gặp rủi ro nhiều nhất đó là đối với cho vay KT cá thể, nợ quá hạn của kinh tế cá thể chiếm 100% trong tổng dư nợ quá hạn. Sự chênh lệch quá lớn giữa rủi ro đối với KT cá thể và các thành phần kinh tế khác đòi hỏi cần xem xét lại loại hình cho vay này, nhất là khâu thẩm định để có thể cho vay hiệu quả.
Bảng 4.7. Cơ cấu dư nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo tiền vay (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Giá trị %
Có bảo đảm 2946 93.8
Không có bảo đảm 194 6.2
Tổng Dn quá hạn 3140 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 4.6. Cơ cấu dư nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo tiền vay
Bảng 4.7 cho thấy hiện nay dư nợ quá hạn của cho vay không có bảo đảm, cho vay tín chấp, chiếm tỷ lệ nhỏ 6.2% tổng dư nợ quá hạn. Trong khi tỷ lệ dư nợ quá hạn của cho vay có đảm bảo chiếm 93.8% tổng dư nợ quá hạn. Cho nên cần lưu ý hơn nữa đối với hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo. Khi định giá TSĐB, CBTD cần cân nhắc kỹ để cho vay hợp lý sẽ góp phần giảm RRTD.