Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 45)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

ra. Đó là do trình độ, năng lực chuyên môn hạn chế; do chưa có cơ chế ràng buộc; hoặc chưa tận tâm với công việc...; Thứ hai, chạy theo thành tích ảo (dư nợ); Thứ ba, khi đã xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng, thiếu cương quyết đôn đốc thu hồi.

- Ngoài ra, rủi ro về kỹ thuật như phần mềm bị lỗi, máy vi tính nhiễm virut dẫn đến không tra được thông tin khách hàng cũ, dẫn đến cho vay khi không đủ thông tin cần thiết đối với hồ sơ vay cũ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong kinh doanh ngân hàng, đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi những tiền chưa thu được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ, phải chây ì, không chịu trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể đối với ngân hàng Đại Tín là:

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Thông thường thì mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, bổ sung vốn kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng. Nhưng đôi khi đó chỉ là lí do ghi trên giấy tờ do điều kiện kinh tế thay đổi họ phải chuyển mục đích sử dụng vốn vay. Hoặc do muốn làm phương án dễ dàng, được thẩm định nhanh chóng, khách hàng có thể không ghi mục đích sử dụng vốn vay như trên thực tế họ sử dụng. Vì thế vẫn tồn tại tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng. Theo kết quả điều tra 50 hộ vay thì có 24% trả lời thỉnh thoảng họ vẫn sử dụng vốn vay vào mục đích khác với mục đích đã thỏa thuận, 76% số hộ trả lời họ luôn sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận. Điều này được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng

Sử dụng không đúng mục đích Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng 12 23.53

Không bao giờ 39 76.47

Nguồn: Kết quả điều tra - Khách hàng cố ý che giấu khi CBTD thẩm định, nên chỉ thẩm định được bề nổi của khách hàng dẫn đến cho vay không hợp lý. Khách hàng có khả năng điều hành yếu kém dẫn đến kinh doanh không có hiệu quả nên đến hạn khách hàng không trả được nợ. - Do rủi ro đạo đức của khách hàng, khách hàng vay mà không muốn trả nên cố ý kéo dài thời gian. Từ đó phát sinh nợ quá hạn.

Theo kết quả tổng hợp của phòng kinh doanh trong các báo cáo cuối năm, ngân hàng đã thống kê các nguyên nhân gây ra rủi ro của khách hàng trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

Nguyên nhân

Giá trị (triệuđồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch tỷ trọng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2006/ 2005 2007/ 2006 Sử dụng không đúng mục đích 29 61 126 40.3 45.9 40.1 5.6 -5.7

Kinh doanh không

hiệu quả 18 33 71 25.0 24.8 22.6 -0.2 -2.2

Không muốn trả nợ 9 17 52 12.5 12.8 16.6 0.3 3.8

Nguyên nhân khác 16 22 65 22.2 16.5 20.7 -5.7 4.2

Tổng cộng 72 133 314 100 100 100

Nguồn: Phòng kinh doanh

Như trình bày trong bảng 4.9, các nguyên nhân gây ra RRTD đều tăng lên về giá trị qua 3 năm. Điều này cũng có thể lí giải do tổng dư nợ tăng lên qua các năm nên dư nợ quá hạn

cũng tăng theo về giá trị. Trong đó, sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể dẫn đến RRTD cao nhất (khoảng 40%). Về tỷ trọng của từng nguyên nhân gây ra rủi ro thì có nhiều biến động. Năm 2006, tỷ trọng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích tăng 5.6 và tỷ trọng khách hàng không có thiện chí trả nợ tăng 0.3 so với tỷ trọng năm 2005. Bên cạnh đó tỷ trọng khách hàng kinh doanh không hiệu quả và các nguyên nhân khác giảm so với năm 2005. Năm 2007, tỷ trọng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và kinh doanh không hiệu quả giảm 5.7 và 2.2, tỷ trọng khách hàng không có thiện chí trả nợ và các nguyên nhân khác tăng 3.8 và 4.2 so với năm 2007. Kết quả này một lần nữa cho ngân hàng thấy rằng công tác thẩm định phải chú trọng vào đạo đức của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 45)