Nguyên nhân của rủi ro và giải pháp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 26)

§ Nguyên nhân khách quan

Với tư cách là một tổ chức kinh doanh, các NHTM thực hiện hoạt động trong một môi trường chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan khác nhau như:

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Yếu tố khí hậu, thời tiết: nhìn chung điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đối với các ngành nông nghiệp và sau đó tác động tới các ngành kinh tế khác, làm ngưng trệ việc xây dựng hoặc ngừng sản xuất…

Các chính sách của chính phủ: Các chính sách chính phủ bao gồm những thay đổi về mức thuế trực thu và gián thu, ngân sách hàng năm, những thay đổi của chính sách tiền tệ và lĩnh vực Ngân hàng.

Chỉ số cán cân thanh toán: Chỉ số thanh toán yếu kém có thể ảnh hưởng đến lòng tin trên thị trường tiền tệ, tăng lãi suất và giảm giá đồng bản tệ.

Hoạt động đầu tư nước ngoài: Dòng chảy của vốn từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới thị trường khiến giảm lãi suất, cung cấp nhiều kênh tạo vốn hơn cho hoạt động kinh doanh tại địa bàn. Dòng chảy vốn ra khỏi quốc gia làm giảm khả năng cung ứng vốn, giảm sự tăng trưởng của nền kinh tế và tăng lãi suất.

Giá trị của đồng bản tệ: Đồng bản tệ có giá trị thấp làm tăng giá nhập khẩu, làm cho lãi suất tăng và giảm sự tự tin của người tiêu dùng.

Lãi suất: Lãi suất cao làm nhiều họat động kinh doanh không thể tiếp tục tái đầu tư, lãi suất thấp khuyến khích các nhà kinh doanh tăng đầu tư.

Mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp:sự tin tưởng của người tiêu dùng giảm sút có thể ảnh hưởng giảm cầu và doanh thu.

• Giải pháp: Lập quỹ dự phòng rủi ro:

Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Do vậy lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Mỗi NHTM cần phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định của pháp luật.

§ Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Chính sách tín dụng không hợp lý biểu hiện ở:

Cơ sở thiết lập cơ cấu tín dụng không hợp lý do không căn cứ trên cơ cấu kinh tế địa bàn, không căn cứ vào khả năng cụ thể của bản thân Ngân hàng.

Chính sách lãi suất và giá không đủ linh hoạt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ, không phát huy sự sáng tạo của cán bộ tín dụng. Cơ chế giám sát không phù hợp: phương thức kiểm tra, xử phạt thiếu nghiêm minh… Những biểu hiện không hợp lý trên của chính sách tín dụng làm cho trách nhiệm của cán bộ tín dụng không cao, dẫn đến tình trạng cho vay tràn lan và không có cơ sở đảm bảo.

Thông tin không cân xứng: Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng. Ngân hàng đã cho những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả vay vốn, đến hạn khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.

• Giải pháp: Sàng lọc, lựa chọn khách hàng

Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải lựa chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng vay có triển vọng xấu. muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp các thông tin tin cậy về những người vay tiền. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để quyết dịnh cho vay. Đối với những khách hàng vay là cá nhân, ngân hàng cần tập hợp các thông tin về tuổi tác, thu nhập, tài sản, tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay và những món tiền vay còn tồn đọng… bằng cách phỏng vấn trực tiếp người vay, hoặc những người có liên quan do khách hàng cung cấp. Đối với những món vay kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện, ngoài các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh… ngân hàng cũng cần tìm hiểu về khả năng cạnh tranh, cách thức sử dụng tiền vay cũng như kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Nói chung dù là cho vay đối với cá nhân hay tổ chức, ngân hàng cũng phải tinh tường trong lựa chọn khách hàng vay.

§ Nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán của khách hàng. Nguyên nhân là:

Người vay cố ý không trả nợ, hoặc lý do bất khả kháng như người vay chết hoặc mất tích. Chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Chu trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những thành tựu công nghệ, cạnh tranh gia tăng, chính sách của chính phủ: hàng rào thuế quan, VAT,…, những điều luật mới hoặc những quy định mới có thể đe dọa sự tồn tại của DN. Sự thay đổi quan điểm và sở thích của những người tiêu dùng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.

• Giải pháp: Theo dõi giám sát sử dụng vốn vay

Để giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít có khả năng được thanh toán. Trong quá trình cho vay, CBTD thường xuyên phải kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng , nếu họ không tuân thủ có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng cần phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ. Ngoài ra còn có thể áp dụng giải pháp đảm bảo tiền vay. Đảm bảo tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng. Biện pháp đảm bảo tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản thế chấp. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên.

3.1.4. Quản lý rủi ro tín dụng trong NHTMa) Khái niệm a) Khái niệm

P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ Liêng bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó cho thấy RRTD luôn luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới. Bởi vì có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng có năng lực quản trị RRTD là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với mục tiêu hoạt động để hạn chế được những RRTD mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những RRTD khác có thể kiểm soát được.

Quản lý RRTD là việc nhận diện và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của Ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w