KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng 1 Một số biện pháp quản lý rủi ro đã áp dụng
4.2.1. Một số biện pháp quản lý rủi ro đã áp dụng
Hiện tại ngân hàng chưa có một phòng ban quản trị rủi ro riêng biệt mà công tác quản lý RRTD do nhiều phòng ban cùng tham gia. Các biện pháp mà ngân hàng đã áp dụng là:
- Tuân thủ quy định của NHNN trong hoạt động tín dụng đặc biệt là về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay. Điều này giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro cũng như giảm thiểu hậu quả nếu có xảy ra rủi ro.
* Trích lập dự phòng: dự phòng rủi ro gồm có 2 loại dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ vay để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Số tiền dự phòng cụ thể với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A – C)*r}
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được áp dụng như sau: nhóm 1, 2, 3, 4, 5, lần lượt ứng với các tỷ lệ là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.
Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Đối với khoản dự phòng chung: ngân hàng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
* Sử dụng dự phòng: ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đối với các khỏan nợ trong các trường hợp sau đây:
+ KH là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân chết hoặc mất tích.
+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5, riêng các khoản nợ khoanh chờ xử lý, ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý RRTD.
- Một biện pháp khác được sử dụng để hạn chế RRTD làthiết lập quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương. Được biết, ngân hàng đã có quy định trích lại tỷ lệ % để thưởng cho các cơ quan, các cấp chính quyền và những cá nhân có công giúp ngân hàng thu được nợ quá hạn, nợ tồn động. Ngân hàng có được sự hỗ trợ của địa phương sẽ theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như là sự ổn định của tài sản thế chấp. Đây cũng là yếu tố tích cực góp phần hạn chế RRTD xảy ra.
- Luân chuyển CBTD giữa các địa phương để có sự kiểm tra chéo lẫn nhau đề phòng rủi ro về đạo đức của CBTD.
- Về phương tiện vật chất: Ngân hàng trang bị máy vi tính cho tất cả các phòng ban, phần mềm Smartbank - mua bản quyền của FPT. Phần mềm này hỗ trợ lưu thông tin khách hàng, giúp CBTD theo dõi nợ vay đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như giải quyết các hồ sơ vay cũ được nhanh chóng hơn.
- Chú trọng công tác thẩm định cho vay: Các hồ sơ vay đều được CBTD đến tận nơi thẩm định trước khi quyết định cho vay. Như vậy thông tin của khách hàng cung cấp sẽ dễ dàng được kiểm tra. Tại ngân hàng Đại Tín mỗi CBTD, sẽ phụ trách ở một số địa bàn nhất định
và nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng. Điều này không chỉ có ích trong công tác thẩm định mà còn thuận lợi để CBTD theo dõi nợ vay, đôn đốc trả nợ khi cần thiết.
- Đăng ký tài sản thế chấp: để tránh rủi ro về tài sản thế chấp tại ngân hàng, các mức cho vay từ 30 triệu trở lên đều được đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký thế chấp sẽ tránh được trường hợp khách hàng chuyển nhượng, thay đổi mục đích sử dụng tài sản, như vậy tài sản thế chấp được đảm bảo một cách an toàn.
- Biện pháp xử lý nợ quá hạn:
+ Phát mãi tài sản: NH thuyết phục KH tự nguyện bán tài sản của mình . Nếu KH không có thiện chí trả nợ thì NH sẽ bán tài sản thế chấp, cầm cố theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.
+ Trả nợ thay: yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho KH vay vốn.Ngoài ra còn có biện pháp xử lý khác như khởi kiện, bán nợ, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.