KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 68 - 72)

- Cơ cấu tổ chức chưa hoàn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết Luận

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân rồi phân phối chúng lại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu vốn. Từ đó các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn mang lại lợi ích cho xã hội. Trong kinh doanh ngân hàng, việc đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.

Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Đại tín nói chung và hội sở nói riêng. Trong những năm qua hội sở đã đóng vai trò nồng cốt góp vào thành công chung của hệ thống. Hội sở đạt được nhiều thành quả to lớn là do sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên của ngân hàng. RRTD và quản lý RRTD là vấn đề rất khó khăn và phức tạp đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để quản lý RRTD hiệu quả, ngân hàng cần có cách nhìn đúng, từ đó có phương hướng, cách thức quản lý rủi ro hữu hiệu.

RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, RRTD phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của CBTD và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa RRTD sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc

đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý RRTD của ngành ngân hàng coi như đã thực hiện được hơn một nửa.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài đã đưa ra những lý luận chung về tín dụng, RRTD, biện pháp quản lý RRTD. Từ đó phân tích thực tiễn RRTD tại ngân hàng Đại Tín. Kết quả phân tích cho thấy ngân hàng có mức RRTD thấp. Chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua khá hợp lý. Tuy nhiên ngân hàng vẫn tồn tại tỷ lệ nợ quá hạn nhất định. Và KH của ngân hàng phân bố quá tập trung vào KT cá thể , trong khi các TPKT khác chiếm tỷ trọng thấp. Như vậy là danh mục khách hàng chưa đủ rộng, chưa cân đối. Ngân hàng nên thu hút nhiều khách hàng thuộc đủ mọi TPKT để KH phân bố đồng đều hơn, tạo điều kiện hạn chế rủi RRTD.Trong tình hình hiện nay ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới về nhiều mặt. Do đó tôi đề xuất thêm một số biện pháp quản lý RRTD như mô hình 6C, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình điểm số Z. Các mô hình này đang được ứng dụng ở các nước trên thế giới, ngân hàng có thể nghiên cứu để áp dụng mô hình thích hợp nhất.

5.2. Đề nghị

5.2.1. Đối với nhà nước

NHNN cần triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC), để cung cấp thông tin giúp NHTM tránh được RRTD nói riêng và rủi ro hoạt động nói chung.

Củng cố hệ thống NHTM trong nước tạo hình ảnh tích cực, tin cậy bằng việc xây dựng cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

NHNN phải luôn luôn cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBCNV trong NHNN, cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số văn bản chưa phù hợp với thực tế và làm cho pháp luật ngân hàng được thực thi đồng bộ hơn nữa. Điều này có thể thực hiện bằng cách thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các CBTD, những người trực tiếp vận dụng các quy định của pháp luật vào công việc hàng ngày của họ. Bởi vì pháp luật phải

Hiện nay việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thường rất tốn kém thời gian. Từ đó tạo tâm lý ngại đưa ra xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng cũng như tâm lý coi thường các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, cố ý không trả nợ, hoặc kéo dài thời gian trả nợ. Nhà nước cần xử lý kiên quyết đối với những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về thi hành án thanh lý tài sản thế chấp cầm cố trong ngân hàng. Việc này cần sự phối hợp của các Bộ liên quan đến vấn đề xử lý tài sản thế chấp để NHTM thu hồi nợ nhanh chóng và góp phần lành mạnh hóa năng lực tài chính của các NHTM.

Phổ biến hình thức bảo hiểm tiền vay. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là tốn nhiều chi phí nên khả năng triển khai sẽ chậm. Cho nên trước mắt NHNN nên khuyến khích các NHTM triển khai thực hiện đối với một số hợp đồng tín dụng phù hợp.

Đối với hoạt động doanh nghiệp, Nhà nước cần có quy định kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp, quy định cơ quan phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của kiểm toán. Như thế thì các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp ngân hàng dễ dàng trong khâu thẩm định và quyết định cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Ngoài ra, UBNND các cấp cần thực hiện tốt mô hình 4 nhà gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn. Trước mắt, trung tâm khuyến nông tỉnh cần đẩy mạnh việc tập huấn cho cán bộ làm công tác khuyến nông về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đưa cán bộ về tận địa phương như xã, ấp để tiếp cận với nông dân, hướng dẫn họ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi giúp đạt hiệu quả cao nhất, tăng thu nhập cũng như nâng cao đời sống nông dân. Từ đó, hộ nông dân có khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng, không phát sinh nợ quá hạn.

5.2.2. Đối với ngân hàng

Trong thời điểm ngành tài chính ngân hàng đang phát triển bùng nổ như hiện nay, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, mỗi ngân hàng phải có chính sách hợp lý từ huy động vốn, sử dụng vốn huy động đó có hiệu quả. Do đó, trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng tôi có một số kiến nghị như sau:

Có thể nhận thấy điểm hạn chế của quản lý RRTD ở đây là chưa có phòng quản lý rủi ro nói chung và RRTD riêng. Công tác quản lý rủi ro ở đây sẽ được chuyên môn hóa hơn nếu có thêm một phòng quản lý rủi ro và phòng này sẽ chịu trách nhiệm trước ngân hàng về RRTD cũng như các rủi ro hoạt động. Điều này rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh gay gắt của ngành tài chính ngân hàng hiện nay. Và hiện tại, ngân hàng có thể thực hiện phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của phòng kinh doanh thành bộ phận tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng và quản lý nợ.

Quan tâm hơn nữa đến công tác thẩm định hồ sơ khách hàng, định giá tài sản thế chấp. Hàng tháng, ban lãnh đạo có thể xuống tận địa phương kiểm tra lại một vài khách hàng bất kỳ về việc thẩm định khách hàng của CBTD, vừa có thể lắng nghe ý kiến khách hàng. Đây cũng là giải pháp tinh thần kích thích CBTD thẩm định tốt hơn.

Khi có chính sách tín dụng mới phải phổ biến thật rõ ràng đến toàn thể CBTD, như vậy sẽ hạn chế được những sai sót trong công việc hàng ngày của CBTD.

Tăng cường chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, có trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, phong cách giao dịch văn minh lịch sự, cải tiến thời gian giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Có thể nói rằng nhân tố con người đóng vai trò quan trọng không thể tách rời trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Bên cạnh việc đào tạo một cách toàn diện, liên tục, ngân hàng cần phải có chế độ lương thưởng tương xứng với trách nhiệm và hiệu quả của nhân viên, tạo điều kiện cho CBTD giỏi, những người có tài năng thực sự có cơ hội thăng tiến. Có như vậy mới khuyến khích nhân viên làm việc tích cực và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN (Trang 68 - 72)