Hệ giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát triển mọi mặt đời sống xã hội nhằm làm cơ sở nâng cao việc thực hiện dân chủ ở

Một phần của tài liệu Quan điểm của C. Mác, PH. Ăngghen, V.I. Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 101 - 110)

mọi mặt đời sống xã hội nhằm làm cơ sở nâng cao việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay.

Mục đích xây dựng nhà nước XHCN ở Việt Nam khơng cĩ gì khác hơn là làm cho nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình để hồn thiện và thực hiện chức năng của nhà nước thơng qua Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị XHCN. Đồng thời, nhà nước

dân chủ phải tạo điều kiện, cơ chế để nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng giám sát quyền lực của nhà nước, để nhà nước thực sự là cơ quan quyền lực đại diện ý chí của tồn dân, phải thực thi dân chủ trên tất cả các mặt đời sống xã hội, để ngăn chặn tệ quan liêu, vơ trách nhiệm, lạm dụng quyền lực, vi phạm dân chủ làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Thực hiện và phát huy dân chủ luơn là những vấn đề thời sự rất quan trọng của CNXH, nĩ liên quan đến vận mệnh của CNXH. CNXH thế giới trong quá trình tồn tại đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề dân chủ. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu cĩ nhiều nguyên nhân, trong đĩ cĩ nguyên nhân từ những vấn đề sai lầm khi giải quyết vấn đề dân chủ. Việc mất dân chủ trong nội bộ các Đảng cộng sản, sự chuyên quyền độc đốn của các Tổng bí thư đảng và các nguyên thủ quốc gia trong các nước XHCN ở Châu âu trước đây đã dẫn đến làm tha hĩa, biến chất các Đảng cầm quyền. Do đĩ, trước sự tấn cơng rất mãnh liệt và nham hiểm của kẻ thù, thì CNXH ở Châu âu đã nhanh chĩng bị sụp đổ, cịn nhân dân lại khơng bảo vệ nĩ, thậm chí cịn rất vui mừng và ủng hộ cho chính sự sụp đổ đĩ. Vì vậy việc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân cũng như dân chủ cực đoan, quá trớn, vơ chính phủ đều dẫn đến nguy hại cho CNXH.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Dân chủ thuộc bản chất của CNXH, CNXH khơng thể tách rời dân chủ. Khơng cĩ dân chủ và khơng phát huy dân chủ của nhân dân thì cũng khơng cĩ Nhà nước pháp quyền XHCN. Dân chủ là khát vọng ngàn đời của lồi người, là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động, “và là động lực rất mạnh làm thay đổi lịch sử. Nhưng mặt khác dân chủ đã từng bị lợi dụng để tạo nên những biến cố lớn lao, thậm chí đổi màu đất nước, thủ tiêu lợi ích của nhân dân, áp đặt lợi ích của thiểu số” [70, 10]. Vì

vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN cần xây dựng một nền dân chủ cĩ tổ chức, cĩ lãnh đạo, nhằm thực hiện và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Đến lượt nĩ việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân lại trở thành mục tiêu và động lực để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Như vậy phát huy quyền dân chủ của nhân dân luơn quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là hai mặt của một thể thống nhất khơng tách rời của Nhà nước XHCN. Trong hai mặt đĩ thì Nhà nước pháp quyền là điều kiện, tiền đề để thực hiện và phát huy quyền dân chủ của nhân dân, và khi quyền dân chủ của nhân dân được phát huy lại củng cố, kiện tồn nhà nước pháp quyền, nâng cao vai trị, vị trí của Nhà nước pháp quyền đối với việc thực thi dân chủ, đồng thời những yêu cầu dân chủ và thực trạng của nền dân chủ lại là những căn cứ khách quan để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Như đã nĩi ở trên, dân chủ hố đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Nhưng chúng ta chưa tìm được những giải pháp tốt nhất để xác lập vững chắc quan điểm khoa học về dân chủ phù hợp với điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, khơng đa nguyên về chính trị, khơng tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, chưa tìm được những cơ chế và hình thức thực hiện dân chủ thích hợp với truyền thống văn hố chính trị, với trình độ dân trí, trình độ văn hố chung của nhân dân. Dân chủ trong Đảng, trong xã hội và ở cơ sở tuy đã được nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhưng kết quả đạt được trên thực tế cịn nhiều hạn chế. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Chưa cĩ cơ chế để bảo đảm quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, vai trị giám sát thực hiện quyền kiểm tra của nhân dân đối với chính quyền và cán bộ, Đảng viên cịn mờ nhạt

Vì vậy, vấn đề là làm thế nào để bảo đảm và phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản - một đảng duy nhất cầm quyền và lãnh đạo như ở nước ta hiện nay? Để làm được điều đĩ chúng ta phải thực hiện các cơng việc sau:

Một là, Đảng CSVN - bộ phận ưu tú nhất và cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng XHCN ở nước ta. Đảng lãnh đạo tồn diện và tuyệt đối nền kinh tế-xã hội của đất nước. Để thực hiện vai tị to lớn đĩ, Đảng cần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự vì lợi ích của dân, xứng đáng là Đảng cách mạng chân chính. Mọi đảng viên một lịng, một dạ phục vụ nhân dân, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của dân, tăng cường sự gắn bĩ “máu thịt” giữa Đảng với dân, chống quan liêu, tham nhũng, độc đốn, chuyên quyền và vi phạm quyền làm chủ của dân. Đảng phải cĩ đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên mơn trong lãnh đạo và quản lý, luơn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng phải cĩ phương thức lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ, khoa học, phải giải quyết đúng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, giữa Đảng với nhân dân. Bởi vậy nếu Đảng cầm quyền “nhưng thối hĩa biến chất, xa rời quần chúng, xa rời nhân dân, khơng cĩ tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động đảm bảo được dân chủ; khơng cĩ một cơ chế kiểm sốt, giám sát được quyền lực; nếu như đảng đĩ khơng cĩ khả năng xây dựng được một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân… thì điều chắc chắn là khơng thể đảm bảo được dân chủ.” [71, 28]

Củng cố và phát huy hơn nữa vai trị lãnh đạo và sức mạnh chiến đấu của Đảng. Hiện nay cịn khá phổ biến hiện tượng sinh hoạt trong các tổ chức Đảng cơ sở mang nặng tính hình thức, thiếu nội dung thiết thực; sinh hoạt để duy trì tổ chức, tránh sự phê bình của cấp trên hơn là để nâng cao sức chiến

đấu của tổ chức Đảng, đấu tranh phê và tự phê bình tạo động lực cho phát triển. Bởi vậy, chức năng lãnh đạo của Đảng các cấp hơn lúc nào hết phải thực hiện được tính chiến đấu và cách mạng. Thực tế cho thấy, ở nơi nào mà tổ chức Đảng mạnh, cán bộ, đảng viên gương mẫu trong cơng tác, gần gũi và quan tâm đến quần chúng, biết tổ chức quần chúng và được quần chúng tin tưởng, thì nơi đĩ phong trào mạnh. Đĩ là nhân tố quyết định để đơn vị hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, thực sự là của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện được điều đĩ cần phải đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị; đồng thời cải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng hồn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật thể hiện đúng ý chí của dân. Dân chủ phải được đảm bảo bằng pháp luật, làm cho xã hội sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp. Dân chủ cịn gắn với việc nâng cao dân trí, nâng cao văn hĩa chính trị, văn hĩa pháp luật, ý thức trách nhiệm của nhân dân cũng như văn hĩa dân chủ và năng lực thực hành dân chủ…

Tiếp tục cải cách hành chính, hồn thiện hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN – nhà nước của dân, do dân và vì dân. Phải giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, đảm bảo tính dân tộc, tính nhân đạo và tiến bộ, lấy con người làm trung tâm, hành sự theo hiến pháp và pháp luật, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đĩ là những yêu cầu cơ bản mang tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Ba là, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhưng phải cĩ sự lãnh đạo và bước đi vững chắc, phù hợp với trình độ dân trí

và kinh tế, xã hội và văn hố... thực hiện tốt dân chủ cơ sở. Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra đối với mọi đường lối, chính sách, cũng như hoạt động của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp. Xây dựng hồn thiện hệ thống tổ chức, kiểm tra các cấp và cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Khắc phục tình trạng bao biện làm thay, hoặc buơng lỏng sự lãnh đạo sẽ dẫn đến mất dân chủ.

Trong nền dân chủ XHCN, cần phải tăng cường thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp để phát huy sức mạnh làm chủ của dân. Phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân là lý tưởng cách mạng của các nhà sáng lập ra CNXH khoa học. Chính Ph.Ăngghen khi tổng kết kinh nghiệm của Cơng xã Pari đã cho rằng để ngăn chặn sự chuyển hướng những viên chức - cơng bộc của xã hội, những cơ quan của mình thành những ơng chủ đứng trên đầu xã hội, Cơng xã đã áp dụng hai biện pháp chính xác. Thứ nhất, tất cả các chức vụ quản lý đều do phổ thơng đầu phiếu bầu ra. Thứ hai, Cơng xã chỉ trả cho viên chức các cấp một số lương ngang với tiền lương của những cơng nhân khác. V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Khơng phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, khơng phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho “những người đại diện” nhân dân trong những cơ quan đại diện là đủ. Cần phải xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thật sự của quần chúng vào tất cả đời sống của Nhà nước” [29, 346-347]. Nghĩa là phải quy định chế độ dân làm chủ trực tiếp ở xã, phường và thị trấn, ở quận, huyện, tỉnh, thành phố và tồn quốc; hay ở bệnh viện, trường học, cơ quan, xí nghiệp, cũng như trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội… Đặc biệt là phải phát huy tinh thần và năng lực làm chủ của người dân khi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp trong bầu cử và ứng cử vào các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp… thật sự dân chủ. Về lĩnh

vực này chúng ta cịn hình thức. Bởi vì trong số các “đại biểu của dân” ở các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp hiện nay đã cĩ được mấy vị là những ứng cử viên tự do? Hầu hết các vị “đại biểu của dân” đều do Mặt trận giới thiệu, hay do tổ chức Đảng, chính quyền nhà nước các cấp phân cơng, tiến cử. Cịn việc bỏ phiếu cho ai và khơng bầu ai thì đã cĩ sự “gợi ý” rất khéo của các tổ bầu cử…

Bốn là, cùng với yêu cầu tăng cường mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp, Nhà nước pháp quyền XHCN khơng hề coi nhẹ việc củng cố hồn thiện, nâng cao chất lượng dân chủ đại biểu. Để thực hiện điều đĩ, Nhà nước pháp quyền XHCN cần phải hồn thiện chế độ bầu cử để nhân dân cĩ thể thực hiện đúng quyền của mình trong việc “chọn mặt gửi vàng” vào những đại biểu ưu tú nhất, vì dân nhất. Cho nên các đại biểu khi được dân bầu ra trở nên người cĩ chức cĩ quyền, càng phải phấn đấu tránh tệ quan liêu xa rời lợi ích của dân; hoặc vun vén cá nhân, mất dân chủ với dân, đi ngược lại lợi ích của dân, tự mình thủ tiêu tư cách đại biểu của dân, dẫn đến thủ tiêu quyền dân chủ gián tiếp của dân. Mặt khác Nhà nước pháp quyền XHCN cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp để làm cho bộ máy nhà nước thực sự là của dân, nhờ đĩ mà nhân dân thực hiện được quyền chân chính của mình.

Năm là, muốn phát huy dân chủ phải phát huy đầy đủ vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Thực hiện đại đồn kết các dân tộc, tơn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước... Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lịng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh. “Xây dựng khối đại đồn kết tồn dân gắn với việc phát

huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành” [14, 124]. Đồng thời, nhà nước pháp quyền XHCN phải khơng ngừng hồn thiện chính sách và pháp luật. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đại đồn kết tồn dân và sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Đặc biệt là phải xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đối với đổi mới và hồn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các vùng - miền, các tơn giáo; nhất là các chính sách phân phối, tiêu dùng; đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cơng dân, nhờ đĩ mà phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân.

Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc cơng tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận, của các tổ chức đồn thể và của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, đảng viên và các cấp chính quyền nhà nước. Để cho cơng tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và các địa phương thực hiện tốt hơn, thì các cơ quan và tổ chức kiểm tra, giám sát của Nhà nước và nhân dân ở các cấp phải độc lập với nhau và chỉ trực thuộc Chính phủ, cịn cơ quan kiểm tra của Đảng thì trực thuộc Tổng Bí thư và do đại hội Đảng bầu, chứ khơng phải do Bộ Chính trị và cấp uỷ các cấp bầu ra như hiện nay. Nhưng phải bắt đầu từ đâu để Mặt trận tham gia quản lý cĩ hiệu quả? Trong tình hình hiện nay của đất nước ta, một trong những đầu mối phải bắt đầu đĩ là trên lĩnh vực kinh tế phải thực hiện kiểm tra, giám sát tồn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm vật chất của xã hội. Nhờ đĩ mà gĩp phần đẩy lùi tiêu cực, suy thối, tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Đặc biệt phải “thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm sốt đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản cơng, tài chính Đảng, đồn thể, tài chính các

Một phần của tài liệu Quan điểm của C. Mác, PH. Ăngghen, V.I. Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)