Sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và CNXH

Một phần của tài liệu Quan điểm của C. Mác, PH. Ăngghen, V.I. Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 52)

Dân chủ là phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan. Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Như đã phân tích ở trên chỉ cĩ trong chế độ nhà nước dân chủ XHCN thì tự do, bình đẳng và quyền con người mới được tơn trọng, được ghi nhận bằng pháp luật, chính sách và được bảo đảm trong thực tiễn và quyền lực mới thực sự thuộc về nhân dân. Dân chủ và CNXH cĩ mối quan hệ biện chứng. Trong đĩ dân chủ là phương thức để nhận biết bản chất của CNXH, cịn CNXH là hình thức tồn tại cao của dân chủ chân chính.

Dân chủ là giá trị chung của nhân loại. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội lồi người. Dân chủ tư sản tuy cĩ những tiến bộ nhưng C.Mác khơng xem dân chủ tư sản là đỉnh cao, là nấc thang cuối cùng trong lịch sử xã hội, mà chuyên chính vơ sản, nhà nước dân chủ kiểu mới sẽ thay thế nền dân chủ tư sản trong hiện thực. Theo từ nguyên gốc, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân nĩi chung. Dân chủ với tư cách là một hình thức nhà nước, một chế độ chính trị thì chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng là dân chủ của một giai cấp. Từ chỗ tiếp cận vấn đề dân chủ từ gĩc độ là một hình thức nhà nước gắn với một giai cấp cầm quyền nhất định, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra sự khác nhau giữa chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ XHCN.

Trước tiên C.Mác đã chỉ ra sự khác nhau giữa chế độ dân chủ trong nhà nước này và chế độ dân chủ trong nhà nước khác. Vào thời cổ đại, sự tham

gia vào cơng việc nhà nước là nội dung hiện thực hoạt động của các cơng dân tự do, cịn con người cá biệt là nơ lệ, nĩi cách khác, xã hội dân chủ vào thời cổ đại chưa thể giải phĩng con người ra khỏi thân phận nơ lệ chính trị. Vào thời trung cổ, xã hội cơng dân đồng nhất với nhà nước. Chỉ cĩ điều trong thời trung cổ, con người khơng thể hiện mình như chủ thể tự do. “Thời trung cổ là chế độ dân chủ của sự khơng tự do” [43, 353]

C.Mác đã phân tích bản chất nhà nước khi xem xét quan hệ của nĩ với xã hội cơng dân và chỉ ra sự hạn chế của Hêghen về vấn đề dân chủ: “Sự phát trịển lịch sử đã dẫn tới sự chuyển biến của những đẳng cấp chính trị thành những đẳng cấp xã hội, thành thử giống như những tín đồ Cơ Đốc giáo đều bình đẳng ở trên trời và khơng bình đẳng dưới trần gian, những thành viên riêng lẻ của nhân dân cũng đều bình đẳng trên cái thiên đường của thế giới chính trị của họ và khơng bình đẳng trong sự tồn tại dưới cõi trần, trong đời sống xã hội của họ” [43, 429]. Nền quân chủ, về mặt hình thức, đã tạo được sự nhất trí chính trị của nhân dân, nhưng nhân dân hiểu theo nghĩa sang trọng của từ đĩ, rốt cuộc lại chỉ là những cơng chức, cịn nhân dân nĩi chung, hay “quần chúng”, “đám đơng” khơng thể tự mình vận động được, mà cần cĩ những người nắm quyền mới làm cho họ vận động và được sử dụng. C.Mác viết: “Cả cái “lực lượng quần chúng” ấy nữa, cũng vẫn chỉ là lực lượng “quần chúng” mà thơi, thành thử lý tính nằm ở bên ngồi quần chúng, và vì vậy, lực lượng quần chúng khơng thể tự mình vận động được, mà chỉ cĩ những kẻ nắm độc quyền “nhà nước hữu cơ” mới làm cho chúng vận động và được sử dụng với tính cách là lực lượng quần chúng” [43, 410]. Rõ ràng ở đây C.Mác đã chỉ ra dân chủ tư sản là dân chủ của một thiểu số rất nhỏ, đĩ là những cơng chức, giới chủ, đĩ là thứ dân chủ giả hiệu, cịn nhân dân lao động khơng được hưởng quyền dân chủ đĩ.

Trong tác phẩm Ngày 18 tháng Sương mù của LuiBơnapáctơ C.Mác phê phán trị chơi dân chủ như phương thức duy trì đặc quyền của tầng lớp thống trị. Bên cạnh đĩ lịch sử từng chứng kiến những nhà tư tưởng cĩ thiên hướng dân chủ, nhưng lại khơng nhận thức đúng ngay chính khái niệm “nhà nước dân chủ” và sự thể hiện nĩ trong thực tiễn, mà Ph.M.Vơnte và G.G.Rútxơ là những trường hợp điển hình. [77, 105]

Chỉ cĩ giành được dân chủ, giành được chính quyền giai cấp vơ sản mới cĩ điều kiện tiến hành cách mạng triệt để - xố bỏ giai cấp tư sản, xố bỏ mọi ách áp bức bĩc lột, xố bỏ giai cấp nĩi chung, xây dựng một xã hội mà trong đĩ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Khi đưa ra quan điểm “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” [46, 628] C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra sự khác biệt căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ XHCN.

Trong xã hội TBCN, vào thời kỳ bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVIII ở châu Âu, do hồn cảnh lịch sử - xã hội lúc bấy giờ, giai cấp tư sản đã lợi dụng dân chủ, cổ xúy dân chủ để tập hợp lực lượng quần chúng chống lại giai cấp địa chủ phong kiến.

Về một phương diện nào đĩ, giai cấp tư sản sử dụng dân chủ như là một cơng cụ, một hình thức thống trị xã hội mang tính hai mặt của giai cấp tư sản. Một mặt, giai cấp tư sản soạn thảo ra Hiến pháp, thành lập nghị viện và các cơ quan đại diện khác, ban hành quyền phổ thơng đầu phiếu (do áp lực của nhân dân) và các quyền “tự do” chính trị mang tính hình thức; nhưng mặt khác, giai cấp tư sản lại dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản, bằng mọi cách khơng cho đơng đảo quần chúng được hưởng đầy đủ những quyền lợi đĩ và khơng được sử dụng các cơ quan đại diện do chính quần chúng đã bầu ra.

Khi tiến hành luận chứng một cách duy vật cho đường lối cách mạng của mình và phân tích bản chất của tư sản Đức, C.Mác đã đi tới kết luận rằng giai cấp vơ sản cần phải chống lại sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và bọn phản động phong kiến. Vì mục đích giành dân chủ, những người cộng sản, theo C.Mác, cần phải hợp nhất mọi lực lượng theo khuynh hướng dân chủ và trong cuộc đấu tranh vì dân chủ phải luơn cĩ ý thức rằng đấu tranh vì các quyền cơng dân và các quyền tự do dân chủ khác chỉ là tạo tiền đề cho cuộc đấu tranh tiếp theo của CNXH và những người cộng sản chính là các chiến sỹ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì dân chủ. C.Mác viết: “Cơng nhân hiểu rằng việc thủ tiêu các quan hệ sở hữu tư sản khơng thể thực hiện được bằng cách duy trì các quan hệ sở hữu phong kiến. Họ biết rằng phong trào cách mạng của giai cấp tư sản chống lại các đẳng cấp phong kiến và chế độ quân chủ chuyên chế chỉ cĩ thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của phong trào cách mạng của bản thân họ. Họ biết rằng cuộc đấu tranh của bản thân họ với giai cấp tư sản chỉ cĩ thể khởi đầu vào cái ngày chính giai cấp tư sản là kẻ chiến thắng… Họ cĩ thể và cần phải tham gia vào cuộc cách mạng tư sản, vì nĩ là tiền đề của cuộc cách mạng cơng nhân. Nhưng khơng một giây lát nào cơng nhân lại cĩ thể nhìn nhận cuộc cách mạng tư sản như mục đích cuối cùng của họ” [46, 443].

Dân chủ, xét từ bản chất ngữ nghĩa của nĩ là chính quyền nhân dân, hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Vấn đề quyền lực của dân ra đời trong cuộc đấu tranh chống các chế độ độc tài thời cổ đại và được phát triển mạnh qua cách mạng tư sản chống các triều đại phong kiến. Nhưng trên thực tế, trong CNTB quyền lực chính trị của đa số nhân dân chưa bao giờ được thực hiện. Do tính tất yếu kinh tế, cho nên quyền lực chính trị bao giờ cũng thuộc về giai cấp bĩc lột. Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản, giai cấp cơng nhân giành được chính quyền,

thiết lập bộ máy nhà nước kiểu mới, tạo tiền đề cho việc xây dựng nền dân chủ XHCN. Khi xác nhận nhiệm vụ của cách mạng vơ sản là đập tan thiết chế kinh tế, chính trị của CNTB để xây dựng một xã hội mới, ở đĩ “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” [46, 628] được thực hiện trong thực tế: tư tưởng đĩ của C.Mác và Ph.Ăngghen chính là tư tưởng thể hiện bản chất dân chủ XHCN mà giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động hướng tới.

Từ kinh nghiệm của Cơng Xã Pari năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra nội dung thực chất của chế độ dân chủ vơ sản và xem đĩ như là hình thức chính trị linh hoạt đến cao độ. Khái niệm dân chủ đã được hai ơng quan niệm như là một quyền lực xã hội, một chính quyền nhà nước, một thể chế chính trị mà nhờ đĩ giai cấp vơ sản mới cĩ thể sử dụng dân chủ như là một phương tiện để tiến hành sự nghiệp cải biến cách mạng, cải biến xã hội theo hướng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Chỉ cĩ giành được dân chủ, giành được chính quyền giai cấp vơ sản mới cĩ điều kiện tiến hành cách mạng triệt để - xố bỏ giai cấp tư sản, xố bỏ mọi ách áp bức bĩc lột, xố bỏ giai cấp nĩi chung, xây dựng một xã hội mà trong đĩ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

C.Mác vẫn sử dụng khái niệm “nhà nước” để chỉ tổ chức quyền lực cơng cộng sau khi tự giũ bỏ tính chất chính trị và gọi đĩ là “nhà nước dân chủ” hay “nhà nước phi chính trị”. Theo quan niệm của C.Mác, nhà nước dân chủ, nhà nước phi chính trị sẽ thay thế cho nhà nước chính trị và đĩ là sự trở về với bản chất chân chính của nhà nước. Ơng cho rằng, khi nhân dân đã giành được mọi quyền lực về tay mình và nếu thấy cần phải tổ chức nên nhà nước mới thì đĩ phải là một kiểu nhà nước “biểu hiện thật sự ý chí của nhân dân”. Nhà nước kiểu mới đĩ chính là “nhà nước dân chủ” hay “chế độ dân chủ”.

Khái niệm “nhà nước dân chủ” được C.Mác hiểu theo hai cấp độ: giống và lồi. Khi so sánh nhà nước dân chủ với nhà nước quân chủ, ơng đã khẳng định rằng: “chế độ dân chủ là chế độ nhà nước với tính cách là khái niệm lồi. Chế độ quân chủ dường như chỉ là hình thức, nhưng trong thực tế thì nĩ xuyên tạc nội dung”. Vậy cái gì là đặc trưng của nhà nước dân chủ? Vấn đề này, C.Mác nhấn mạnh rằng, “Dưới chế độ dân chủ, khơng phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong khi đĩ thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy.” [43, 350]

Như vậy, trong các yếu tố của nhà nước dân chủ, C.Mác đặc biệt quan tâm đến vấn đề pháp luật. Mác so sánh: “Trong tất cả mọi hình thức nhà nước khác với chế độ dân chủ thì nhà nước, luật pháp, chế độ nhà nước là yếu tố thống trị, nhưng nhà nước lại khơng thật sự thống trị, tức là nhà nước khơng thâm nhập một cách vật chất vào nội dung của những lĩnh vực phi chính trị khác. Trong chế độ dân chủ thì chế độ nhà nước, luật pháp, bản thân nhà nước - trong chừng mực nhà nước là một chế độ chính trị nhất định - chỉ là sự tự quy định của nhân dân và là nội dung xác định của nhân dân” [43, 351]. Từ đĩ ơng rút ra kết luận chung về sự khác nhau giữa nhà nước dân chủ với chế độ nhà nước khác: “Sự khác biệt giữa nhà nước hiện đại và những nhà nước ấy, tức là những nước cĩ sự thống nhất thực thể giữa nhân dân và nhà nước, khơng phải là ở chỗ những yếu tố khác nhau của chế độ nhà nước đã phát triển tới mức tính hiện thực đặc thù, như Hê-ghen nghĩ, mà là ở chỗ bản thân chế độ nhà nước đã phát triển cùng với đời sống nhân dân hiện thực tới mức tính hiện thực đặc thù, là ở chỗ nhà nước chính trị đã trở thành chế độ của tất cả các mặt khác của nhà nước” [43, 354], nĩi cách khác: “Tất cả những kết cấu nhà nước khác đều là những hình thức nhà nước đặc thù, cụ thể, nhất định. Cịn

trong chế độ dân chủ, nguyên tắc hình thức cũng đồng thời là nguyên tắc vật chất. Vì thế, chỉ cĩ chế độ dân chủ mới là sự thống nhất chân chính giữa cái phổ biến và cái đặc thù.” [43, 350]

Theo Ph.Ăngghen, xét dưới một gĩc độ nào đĩ lịch sử phát triển của nhân loại là lịch sử phát triển của dân chủ. Chế độ chuyên chế phong kiến là chế độ dân chủ cho một người. Chế độ tư bản là chế độ dân chủ cho một nhĩm người. Phải đến chủ nghĩa cộng sản mới là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người. Nhưng Ph.Ăngghen cũng chỉ xem xét chủ nghĩa cộng sản dưới gĩc độ là một lý tưởng. Cả C.Mác và Ph.Ăngghen chưa cĩ điều kiện và cũng chưa thể nghiên cứu thiết chế chính trị dưới CNXH. Cịn trong chủ nghĩa cộng sản thì các ơng đã giả định là khơng cịn Nhà nước, khơng cịn chính trị nữa, bởi vì khơng cịn giai cấp.

Trong thực tiễn xây dựng CNXH, V.I.Lênin đã kế thừa và vận dụng sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về CNXH, về dân chủ XHCN. Chính V.I.Lênin đã phân tích, làm rõ quan điểm về sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và CNXH. V.I.Lênin nĩi: “Khơng cĩ chế độ dân chủ thì CNXH khơng thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây:

Thứ nhất: giai cấp vơ sản khơng thể hồn thành được cuộc cách mạng XHCN nếu họ khơng được chuẩn bị cho cuộc cách mạng đĩ thơng qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ.

Thứ hai: CNXH chiến thắng sẽ khơng giữ được thắng lợi của mình và sẽ khơng dẫn được nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu nhà nước, nếu khơng thực hiện được đầy đủ chế độ dân chủ.” [28, 168]

Chính vì vậy, V.I.Lênin khẳng định: “CNXH khơng phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống… CNXH sinh động, sáng tạo là sự nghiệp

của bản thân quần chúng nhân dân” [32, 64]. V.I.Lênin là người đã kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Ơng luơn khẳng định dân chủ là mục tiêu của cuộc cách mạng ở Nga, dân chủ và CNXH là thống nhất trong cuộc cách mạng của giai cấp vơ sản. V. I. Lênin khẳng định: “Khơng thể cĩ một CNXH thắng lợi mà lại khơng thực hiện dân chủ hồn tồn, giai cấp vơ sản cũng khơng thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được nếu nĩ khơng tiến hành một cuộc đấu tranh tồn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ” [27, 602].

Để CNXH thực sự là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân thì quá trình xây dựng nĩ phải được tiến hành bằng phương pháp dân chủ. Điều đĩ đã trở thành một tất yếu xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và CNXH. Phát huy cao độ tinh thần dân chủ nhằm động viên sức mạnh, sự sáng tạo của tồn xã hội trong cơng cuộc xây dựng CNXH, V.I.Lênin đã đề ra “Chính sách kinh tế mới”, quan tâm đến lợi ích người lao động và thực hành quản lý dân chủ. Thực tiễn đã cho thấy, khi dân chủ được mở rộng để tồn bộ

Một phần của tài liệu Quan điểm của C. Mác, PH. Ăngghen, V.I. Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 52)