Khái quát về quyền sở hữu ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đang nỗ lực hết mình nhằm xây dựng một hệ thống quản lý đất đai hiện đại nhằm mục tiêu "tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai của các đối tượng có nhu cầu”. Một hệ thống quản lý đất đai như vậy được xem như một lợi ích cộng đồng

được cung cấp bởi chính phủ Việt Nam và sẽ gắn với trách nhiệm của chính phủ

trong việc dẫn dắt và điều hoà một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Một hệ

thống quản lý đất đai minh bạch sẽ góp phần quản lý tốt và tăng cường hơn nữa sự tin tưởng của người dân đối với các hoạt động phát triển có liên quan đến đất

đai, một việc cần thiết là phải tìm hiểu và vận dụng những kinh nghiệm của các nước có hệ thống quản lý đất đai phát triển như Thụy Điển, Hà Lan, Ốt- xtrây-li- a, New Zealand…

1.3.1. Thy Đin

1.3.1.1. Khái quát về pháp luật Đất đai Thụy Điển

Tại Thụy Điển, pháp luật đất đai về cơ bản là dựa trên việc sở hữu tư

nhân về đất đai và nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự giám sát chung của xã hội tồn tại trên rất nhiều lĩnh vực, ví dụ như phát triển đất đai và bảo vệ môi trường.

Hoạt động giám sát là một hoạt động phổ biến trong tất cả các nền kinh tế

thị trường cho dù hệ thống pháp luật về chi tiết được hình thành khác nhau (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000).

Hệ thống pháp luật về đất đai của Thụy Điển gồm có rất nhiều các đạo luật, luật, pháp lệnh phục vụ cho các hoạt động đo đạc địa chính và quản lý đất

đai. Các hoạt động cụ thể như hoạt động địa chính, quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, bất động sản và việc xây dựng ngân hàng dữ liệu đất đai v.v. đều được luật hoá. Dưới đây là một số điểm nổi bật của pháp luật, chính sách đất đai của Thụy Điển:

1.3.1.2. Đăng ký quyền sở hữu

Việc đăng ký quyền sở hữu khi thực hiện chuyển nhượng đất đai: Toà án thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi có các chuyển nhượng đất đai. Người mua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi mua. Bên mua nộp hợp đồng chuyển nhượng để xin đăng ký. Toà án sẽ xem xét, đối chiếu với Sổ đăng ký đất. Nếu xét thấy hợp pháp, sẽ tiến hành đăng ký quyền sở hữu để

người mua là chủ sở hữu mới. Các bản sao của hợp đồng chuyển nhượng sẽ lưu tại toà án, bản gốc được trả lại cho người mua. Toà án cũng xem xét các hạn chế

về chuyển nhượng của bên bán (ví dụ cấm bán).

Đăng ký đất là bắt buộc nhưng hệ quả pháp lý quan trọng lại xuất phát từ

hợp đồng chứ không phải từ việc đăng ký. Vì việc chuyển nhượng là một hợp

đồng cá nhân (không có sự làm chứng về mặt pháp lý và không có xác nhận của cơ

quan công chứng) nên rất khó kiểm soát việc đăng ký. Nhưng ở Thụy Điển, hầu như tất cả các chuyển nhượng đều được đăng ký. Vì việc đăng ký sẽ tăng thêm sự

vững chắc về quyền sở hữu của chủ mới, tạo cho chủ sở hữu mới quyền được ưu tiên khi có tranh chấp với một bên thứ ba nào đó và quan trọng hơn, quyền sở hữu

được đăng ký rất cần thiết khi thế chấp (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000).

1.3.1.3. Vấn đề thế chấp

Quyền sở hữu được đăng ký sau khi hợp đồng được ký kết nhưng thế chấp lại được thực hiện theo một cách khác. Theo quy định của pháp luật về thế chấp, có 3 thủ tục để thực hiện thế chấp: (1) Trước tiên người sở hữu đất đai phải làm

đơn xin thế chấp để vay một khoản tiền nhất định. Nếu đơn được duyệt thì thế

chấp đó sẽđược đăng ký và toà án sẽ cấp cho chủ sở hữu một văn bản xác nhận

đủ điều kiện thế chấp. Văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp này sẽ được sử

dụng cho một cam kết thế chấp thực thếđược thực hiện sau khi đăng ký. Văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp dường như chỉ có ở Thụy Điển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp được gửi cho bên cho vay. Khi thực hiện bước (1), toà án không kiểm tra, xác minh các yêu cầu đối với thế chấp. Yêu cầu đối với thế chấp chỉ được xét đến khi thực sự sử dụng bất động sản để

vay vốn (tức là chỉđược xem xét đến ở bước 2). Các yêu cầu đặt ra khi thế chấp là: bên đi vay phải là chủ sở hữu bất động sản; bên cho vay cần đặt ra các điều kiện cho người đi vay; bên đi vay phải cam kết việc thực hiện thế chấp và bên cho vay sẽ giữ văn bản thế chấp. Khi không đáp ứng các yêu cầu này thì thế chấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

sẽ không hợp pháp. Đó là trình tự thế chấp theo quy định của pháp luật nhưng trên thực tế hầu hết các thế chấp đều do ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện. Tại ngân hàng, bên đi vay sẽ ký ba văn bản: hợp đồng vay (nêu rõ lượng tiền vay), hợp đồng thế chấp (thế chấp bất động sản) và một đơn gửi toà án để

xin đăng ký thế chấp. Ngân hàng sẽ giữ hai tài liệu đầu tiên và gửi đơn xin thế

chấp đến toà án. Sau khi được xử lý, đơn xin thế chấp lại được chuyển lại ngân hàng và lưu trong hồ sơ thế chấp. Thông thường ngân hàng đợi đến khi có quyết

định phê duyệt của toà án mới chuyển tiền cho người đi vay. Khi nợ thế chấp

được thanh toán hết, văn bản xác nhận đủ điều kiện thế chấp sẽ được trả lại cho bên đi vay. Bước (3) được áp dụng khi hợp đồng thế chấp bị vi phạm. Khi không

được thanh toán theo đúng hợp đồng, bên cho vay sẽ làm đơn xin tịch thu tài sản

để thế nợ. Việc này sẽ do một cơ quan có tham quyền đặc biệt thực hiện, đó là: Cơ quan thi hành pháp luật (Enforcement Service). Nếu yêu cầu không được chấp thuận, tài sản sẽ được bán đấu giá và bên cho thế chấp sẽ được thanh toán khoản tiền đã cho thế chấp. Thủ tục này được tiến hành khá nhanh chóng.

Vụ việc sẽđược xử lý trong vòng 6 tháng kể từ khi có đơn xin bán đấu giá (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000).

1.3.1.4. Về vấn đề bồi thường

Khi nhà nước thu hồi đất, giá trị bồi thường được tính dựa trên giá thị

trường. Người sở hữu còn được bồi thường các thiệt hại khác. Chủ đất được hưởng các lợi ích kinh tế từ tài sản của mình (nếu trong trường hợp tài sản đó phải nộp thuế thì chủ đất phải nộp thuế). Chủ đất có thể bán tài sản và được hưởng lợi nhuận nếu bán được với giá cao hơn khi mua nhưng phải nộp thuế cho chuyển dịch đó. Chủ đất được quyền giữ lại tài sản của mình, tuy nhiên chủ đất cũng có thể bị buộc phải bán tài sản khi đất đó cần cho các mục đích chung của xã hội. Trong trường hợp đó sẽ là bắt buộc thu hồi và chủđất được quyền đòi bồi thường dựa trên giá trị thị trường của tài sản (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2000).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 26 - 28)