Thực trạng phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

- Nguồn nước mặt: Huyện Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, v ớ i di ệ n

3.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế-xã hộ

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá năm 2013 tốc

độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,51%, trong đó cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch tích cực, đặc biệt cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, CN-TTCN, làng nghề có bước phát triển, thương mại, dịch vụ được mở rộng, tỷ trọng phát triển giữa các ngành đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Theo số liệu của phòng thống kê huyện cho thấy cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm, thủy sản giảm xuống còn 34,8 %; công nghiệp –TTCN, xây dựng tăng lên 33,5 %; thương mại, dịch vụ tăng lên 31,6 %. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 20,5 triệu

đồng/năm. Sản lượng lương thực có hạt đạt 99.373 tấn Bình quân lượng thực/ người/ năm đạt 500 kg/người/năm.

Các các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể của huyện được thể hiện trong bảng 3.1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lý Nhân năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2013 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 112,51 2 Cơ cấu kinh tế

- Nông lâm nghiệp thủy sản % 34,8

- Công nghiệp – xây dựng % 33,6

- Thương mại – Dịch vụ % 31,6

3 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷđồng 62,674 4 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷđồng 686 5 Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỷđồng 498

6 Giá trị xuất khẩu Ngàn USD 5700 7 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ Tỷđồng 1790 8 Lao động việc làm Người 2750 9 Giảm tỷ lệ sinh %0 0,3 10 Tỷ lệ hộ nghèo % 9,7 11 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi % 15,3

12 Tỷ lệ dân dung nước sạch % 90

13 Tỷ lệ thu gom rác thải % 85

14 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷđồng 1053 15 Thu nhập bình quân đầu người Triệu/người 20,5 16 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 99373 17 Sản lượng lợn hơi xuất chuồng Tấn 17010 18 Giá trị trên 1 ha đất canh tác Triệu/ha 85,20

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân năm 2013) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Theo bảng 3.1 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 498 tỷđồng với cơ cấu chiếm 34,8 % trong nền kinh tế tăng 3,94 % so với cùng kỳ, hiện nay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

huyện Lý Nhân không chỉ sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, chất lượng tốt mà còn cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất. Số cánh đồng đạt giá trị sản xuất từđược 80 -150 triệu đồng/ha/năm là 118 với tổng diện tích là 1.451 ha nhưở

các hợp tác xã: Nhân nghĩa, Hạ Vỹ- Nhân Chính, Nhân Phúc- Phú Phúc, Tân Lý- Chân Lý, Bảo Lý 1- Bắc Lý…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 85,20 triệu, năng suất lúa toàn huyện đạt 66,9 tạ/ha

Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng diễn ra mạnh mẽđặc biệt là chăn nuôi, thủy sản. Đến năm 2013 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 44% trong kinh tế nông nghiệp.

Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Lý Nhân giai đoạn 2009 - 2013 có chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế khá, chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường.

Ngành trồng trọt: Năm 2013, diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện là 8511,09 ha, giảm 1.544 ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,40 lần . Như vậy diện tích gieo trồng của huyện Lý Nhân có những diễn biến phức tạp theo xu hướng giảm dần.

Đây là do tác động của nền kinh tế chuyển biến mạnh theo xu hướng tăng công nghiệp, giảm nông nghiệp. Mặt khác, một phần diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là

đất trồng cây hàng năm được chuyển sang các mục đích sử dụng khác như công nghiệp…đã khiến cho diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm sút.

Ngành chăn nuôi của huyện Lý Nhân trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, đã đầu tư theo hướng không chỉ về số lượng, mà còn về chất lượng theo cơ chế thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở để phát triển ngành trong các năm tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trước năm 2009, Lý Nhân có một số cơ sở sản xuất TTCN quy mô hộ cá thể, tư nhân và doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Giá trị của ngành công nghiệp - xây dựng trong thời kỳ này chủ yếu do đầu tư về xây dựng cơ bản trên địa bàn mang lại. Nhưng từ năm 2009 đến năm 2013, với xu thế chung của đất nước, huyện đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp và với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

cơ chế mạnh dạn hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, một số cụm công nghiệp của huyện đã được hình thành, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp hợp tác xã ra đời đã tạo nên bước phát triển mới. Tổng giá trị công nghiệp của huyện đạt 686 tỷđồng, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ

cấu lao động có những bước tiến nhanh. Năm 2013 trên địa bàn huyện có 150 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động trong các lĩnh vực như dệt may, sản xuất gạch nung, chế biến nông sản (dưa chuột xuất khẩu...). Hiện nay trên địa bàn huyện các

điểm tiểu thủ công nghiệp đã đi vào hoạt động với nhiều doanh nghiệp nhưđiểm TTCN Hòa Hậu, Vĩnh Trụ. Huyện cũng đang nâng cấp và mở rộng một số điểm TTCN như:

- Điểm TTCN Hòa Hậu - Điểm TTCN Đồng Lý - Điểm TTCN Vĩnh Trụ

Ngoài ra thực hiện Đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2010-2015, đến nay trên toàn huyện đã có 7 làng nghề truyền thống, 01 làng nghề và 16 làng có nghề được UBND tỉnh công nhận. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng

đến nay đã có dấu hiệu phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất TTCN năm 2013 đạt 686 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 33,5%.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Với phương châm sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường, những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ của huyện Lý Nhân phát triển khá mạnh và đa dạng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 chợ nằm ở 20 xã (riêng Chân Lý có 2 chợ) là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trong và ngoài huyện.

Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng của các chợ còn yếu kém và đồng bộ nên chưa

đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán và trao đổi hàng hóa lớn. Nhiều địa phương còn chưa có chợ, dẫn đến nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa còn rất hạn chế, người dân thường tập trung ở trung tâm xã mua bán trong những chợ tạm hoặc chợ cóc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụước cả năm đạt 1790 tỷđồng, giá trị xuất khẩu đạt 5,7 triệu USD.

Trên địa bàn huyện hiện có 8.438 hộ tham gia kinh doanh trong đó có 1.777 hộ kinh doanh cốđịnh, 6.661 hộ kinh doanh lưu động. Đặc biệt dịch vụ vận tải hoạt

động tương đối hiệu quả, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải khách và hàng hóa. Những số liệu tổng hợp qua bảng 3.1 cho thấy ngành thương mại dịch vụ của huyện

đã đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế, xã hội của cả huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)