Đánh giá chung về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 98)

- Nguồn nước mặt: Huyện Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, v ớ i di ệ n

12 Thời gian giao đất nông nghiệp

3.3.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Lý Nhân

Lý Nhân

*Những kết quảđạt được

Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực đến nay; Trong tổng số các quyền mà người sử dụng đất được thực hiện, ở huyện Lý Nhân các hộ gia đình cá nhân chủ

yếu thực hiện đăng ký các quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế

quyền sử dụng đất và thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ. Các quyền: chuyển đổi, cho thuê lại QSDĐ và góp vốn bằng giá trị QSDĐ không thực hiện.

Luật quy định tương đối chặt chẽ có tính khuyến khích người dân thực hiện quyền của mình tại cơ quan nhà nước, tuy nhiên còn những vấn đề chưa cụ

thể trong quy định thì người sử dụng đất không thể thực hiện được (quyền cho thuê lại QSDĐ), có trường hợp né tránh không đăng ký (chuyển nhượng đất nông nghiệp, quyền cho thuê QSDĐ), có trường hợp không hiểu hết nên không thực hiện (quyền góp vốn bằng giá trị QSDĐ).

Nhìn chung, những tác dụng tích cực của việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội trên địa bàn huyên Lý Nhân là rất lớn, thể hiện qua các mặt sau đây:

*Thuận lợi

- Khiến người dân yên tâm, gắn bó đầu tư hơn trên mảnh đất của mình - Đất đai trở thành nguồn lực tài chính quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, sự chuyển dịch cơ cấu đất hợp lý và tích tụ ruộng đất phù hợp góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, mức sống của người dân cao hơn.

- Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa bền vững, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

- Tỷ lệ các giao dịch quyền sử dụng đất thông qua hình thức giấy tờ viết tay có người làm chứng hoặc không đã giảm, phần nào phản ánh nhận thức ngày càng tiến bộ của người sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Số lượng các giao dịch thường xuyên như chuyển nhượng (kể cả trong thời gian đo đạc cấp đổi, cấp mới theo kế hoạch của tỉnh từ năm 2011), vẫn ở

mức cao cho thấy những nỗ lực trong công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý, cũng như ý thức trách nhiệm của chính chủ sử dụng đất.

- Việc thực hiện các QSDĐ diễn ra khác nhau giữa các xã điều tra, có xã lượng giao dịch nhiều như Hòa Hậu, thị trấn Vĩnh Trụ với nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, có xã thuần nông lượng giao dịch tầm trung như xã Hợp Lý, có những xã lượng giao dịch rất ít như xã Nhân Mỹ, xã Phú Phúc, Nhân Hưng, điều này phản ánh sự chênh lệch vùng miền giữa các vùng kinh tế của huyện, có thể nguyên nhân do vị trí địa lý cũng như yếu tố quy hoạch của huyện.

*Khó khăn

- Nói chung việc thực hiện các quyền của người dân có tỷ lệ số vụ không khai báo còn cao, như quyền chuyển nhượng 33,33 %; quyền cho thuê 69,81%; quyền thừa kế 59,75 %; quyền tặng cho 26,31%. Những con số này đã phản ánh tình trạng một bộ phận không nhỏ người sử dụng đất hoặc chưa có ý thức chấp hành pháp luật đất đai hoặc vì những khó khăn, cản trở mà không được tạo điều kiện để

thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai, đăng ký biến động đất đai.

- Tâm lý chung trong nhân dân là ngại phải đến gặp cơ quan nhà nước, người dân lấy sự tin tưởng nhau là chính, họ điều chỉnh các quan hệ đất đai với nhau trong mối quan hệ hàng xóm, bạn bè, quen biết truyền thống. Việc điều chỉnh quan hệ đất đai theo cách này tuy có những mặt tốt như giữ được truyền thống gắn bó đoàn kết trong cộng đổng làng xã, nhưng hệ lụy là dễ gây ra tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây mất an ninh.

- Một số địa phương trong huyện trình độ nhận thức pháp luật, trình độ

dân trí còn hạn chế nên việc thực hiện quyền của người dân còn nhiều khó khăn, theo kết quảđiều tra về mức độđọc hiểu các văn bản pháp luật đất đai thì: Tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 đọc và hiểu rõ ràng chỉ chiếm 15,33 %, có thể hiểu được chiếm 49,33 %, trong khi đó vẫn còn 28,67 % thấy khó hiểu và 2,67 % thấy rất khó hiểu, trong khi có tới 52,67 % số hộđược hỏi cho rằng thấy khó thực hiện các quy định của luật dù họ có thể hiểu được các quy định của luật

- Một trong những khó khăn mà người dân gặp phải là việc tìm kiếm thông tin liên quan đến những giao dịch mà họ cần với tỷ lệ chiếm tới 42 %, và có đến 42,66 % sợ và rất sợ rủi ro trong giao dịch tỷ lệ thuận với số giao dịch không khai báo tại cơ quan nhà nước.

- Một bộ phận người dân cho rằng thủ tục thực hiện các quyền sử dụng đất phức tạp chiếm 43,33 % trong khi 41,33 % lại cảm thấy bình thường, và thời gian hoàn thiện được cho là dài chiếm 44,67%.

- Một trong những khó khăn nữa mà người dân cũng như cơ quan quản lý

đất đai gặp phải là nguồn hồ sơ, tài liệu bản đồđược thành lập theo công nghệ cũ, chưa được số hóa. Nên việc xác minh hồ sơ thường kéo dài.

- Nhiều xã sau khi cấp giấy chứng nhận đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn

đến hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã thay đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp.

- Việc phỏng vấn các cán bộ quản lý đất đai tại địa phương cho thấy rằng tỷ lệ sai lệch thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, địa chỉ, họ đệm...còn nhiều, nên khi thực hiện quyền của mình họ thường phải bổ xung thêm các thủ tục đính chính.

- Một bộ phận người dân thường tự đổi đất cho nhau, không đăng ký biến

động, khi thực hiện giao dịch thì hồ sơ quản lý và hiện trạng không khớp gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục.

*Tồn tại và nguyên nhân

- Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về đăng ký biến động đất đai của một sốđối tượng sử dụng đất còn hạn chế; còn chậm trễ, không làm các thủ

tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao dịch về đất đai thông qua các giấy tờ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

- Tâm lý người dân cho rằng thủ tục hành chính rườm rà, đường xa, họ

cho việc tặng cho, thừa kế mang tính nội bộ dòng họ, nên tỷ lệ khai báo tại cơ

quan nhà nước còn thấp.

- Phần lớn những rủi ro trong giao dịch vềđất thường do người dân không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ quan nhà nước, giao dịch bằng giấy tờ viết tay đơn thuần, họ nắm thông tin về mảnh đất định giao dịch phần lớn thông qua những nguồn thông tin không chính thức, trong khi những thông tin này họ có thểđược cung cấp bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch cũng như quá trình làm chứng minh thư

còn nhiều sai sót khiến các thông tin về chủ sử dụng đất không đồng bộ nên phát sinh thêm một số thủ tục đính chính thông tin khiến người dân cảm thấy thủ tục hành chính quá phức tạp trong khi đây là yêu cầu đúng của cơ quan quản lý.

- Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đất đai đến đại bộ phận người dân còn chưa sâu rộng, tài liệu cung cấp cho người dân còn thiếu và chưa kịp thời.

- Công tác tổ chức quản lý việc thực hiện các QSDĐ (quản lý thị trường QSDĐ) còn yếu kém. Kết quảđiều tra, phỏng vấn các cán bộđịa chính cho thấy:

+ Việc phổ biến các quy định của luật còn chậm, địa phương thiếu tài liệu hướng dẫn, việc tự tìm hiểu luật thông qua internet còn hạn chế, không cập nhập

được văn bản luật nào mới ra, văn bản luật nào hết hiệu lực.

+ Người dân chưa nắm được các thay đối về các khoản thu phí theo quy

định như không thu thuế chuyển quyền sử dụng đất mà thay vào đó là thu thuế

thu nhập cá nhân của người có đất chuyển quyền từ 4% xuống 2%, lệ phí trước bạ giảm từ 1% xuống còn 0,5%.

+ Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban còn thiếu và rườm rà, chồng chéo, nhiều thủ tục trùng lặp cần loại bỏ, một số công đoạn mất nhiều thời gian như

việc thẩm định hồ sơ...

- Hồ sơ địa chính đo vẽ trước những năm 1998, hồ sơ địa chính theo KH566 của UBND tỉnh của một số xã bị thất lạc không đầy đủ, phương tiện kỹ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

số hóa nên việc lập hồ sơ cấp GCNQSD đất còn gặp nhiều khó khăn.

- Sự không ổn định của đội ngũ cán bộ địa chính xã đã gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)