KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 101 - 105)

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở huyện Lý Nhân còn thiếu cán bộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Lý Nhân có vị trí giáp ranh với nhiều tỉnh (gồm tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình) nên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hàng hóa. Huyện có tốc độ đô thị hóa khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (112.5 % năm 2013), dân số đông với 199026 nhân khẩu, mật độ cao (1180 người/km2) khiến nhu cầu sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư lớn gây áp lực lớn đến việc quản lý và sử dụng đất của Nhà nước.

Huyện có vị trí địa lý, địa hình, giao thông thuận lợi thu hút hơn 150 nhà máy, xí nghiệp vào đầu tư sản khiến nhu cầu sử dụng đất ngày tăng, giao dịch về đất càng nhiều.

Huyện có nhiều hệ thống sông lớn như sông Châu Giang, sông Hồng nên diện tích đất nông nghiệp, đất ở ven sông mất đi do sạt lở tương đối lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ người dân ven sông.

Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng quy hoạch các ngành kinh tế, xã hội, đất đai, giao thông, thủy lợi khiến lượng giao dịch có sự khác nhau giữa các xã nên một số xã giao dịch nhiều như Hòa Hậu, thị trấn Vĩnh Trụ, xã Công Lý..., một số xã ít phát triển công nghiệp dịch vụ lượng hồ sơ cũng ít như xã Phú Phúc, Nhân Mỹ, Hợp Lý.

Sự biến động về diện tích tự nhiên từ năm 2009 đến khi đo đạc mới kết thúc năm 2013 cho thấy chất lượng hồ sơ cũ kém gây khó khăn cho người quản lý và người sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92

1.2. Tình hình thực hiện một số quyền sử dụng đất

Trong những năm qua, ở huyện Lý Nhân các hộ gia đình, cá nhân thực hiện chủ yếu 1 số quyền: Quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh.

Quyền chuyển đổi và quyền cho thuê ít hoặc không được thực hiện tại cơ quan nhà nước do tâm lý người dân và sự quản lý yếu kém từ phía cơ quan nhà nước.

Quyền cho thuê lại, quyền góp vốn không được người dân thực hiện. Quyền chuyển nhượng được thực hiện nhiều trong giai đoạn giá đất tăng từ năm 2009 - 2010 và giảm khi giá đất thấp và việc đo đạc cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ trong giai đoạn năm 2011 - 2013, quyền thế chấp. Quyền bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất do nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, việc đo đạc cấp mới không ảnh hưởng nhiều đến quyền này.

Qua theo dõi thực tế trên địa bàn huyện, trong thời gian từ năm 2009 - 2010 số lượng giao dịch chuyển nhượng tăng từ 401 đến 476 hồ sơ và giảm dần trong giai đoạn từ 476 vụ năm 2011 xuống còn 310 vụ năm 2013. Lượng giao dịch thừa kế giảm từ 58 vụ xuống còn 26 vụ, số vụ tặng cho giảm từ 131 xuống còn 51, trong khi số vụ thế chấp tăng từ 309 vụ nên 719 vụ. Việc cho thuê đất không thông qua cơ quan quản lý nhà nước có xu hướng tăng.

Tình hình giao dịch ở các địa bàn khác nhau thì khác nhau. Theo tổng hợp từ kết quả điều tra các xã, thị trấn phát triển, tốc độ đô thị hóa càng cao số giao dịch càng tăng: số giao dịch trên 50 phiếu điều tra của thị trấn Vĩnh Trụ là 154 vụ, xã Hòa Hậu với 141 vụ; Các xã thuần nông tốc độ phát triển thấp hơn, số giao dịch ít hơn như xã Hợp Lý với 104 vụ.

Từ năm 2009 đến năm 2013 các giao dịch về đất không thông qua cơ quan nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong đó: quyền chuyển nhượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 33,33%; quyền thừa kế 59,75 %; quyền tặng cho 26,31%, quyền thế chấp chiếm 60,22% (theo số liệu từ 150 phiếu điều tra). Các nguyên nhân chính của tình trạng trên là:

- Ý thức tuân thủ pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế

- Công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền của cơ quan nhà nước còn chưa tốt

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu ổn định

- Hồ sơ tài liệu cũ, lạc hậu trong khi hồ sơ địa chính mới chưa hoàn thiện, công tác cấp giấy còn chậm

- Tâm lý của người dân còn ngại đến cơ quan nhà nước do sự hiểu biết, thủ tục phức tạp, kinh tế khó khăn...

1.3. Công tác đăng ký đất đai, lập, chỉnh lý quản lý hồ sơđịa chính

Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực và những văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất của mình. Người sử dụng đất đã quan tâm đến các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật. Người dân đã thực hiện khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện các quyền sử dụng đất. Nên công tác quản lý biến động đất đai trên địa huyện ngày càng chặt chẽ, đã đi vào nền nếp. Tuy nhiên chất lượng hồ sơ tài liệu đang sử dụng đã lạc hậu gây khó khăn trong quản lý và sử dụng mà tài liệu hồ sơ địa chính mới còn đang hoàn thiện theo Quyết định số 1446/QĐ- UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tiểu dự án đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nên chưa giải quyết trọn vẹn những tồn tại mà huyện đang gặp phải. Tuy nhiên dự án này đã tác động trực tiếp khiến lượng hồ sơ đăng ký biến động thường xuyên của người người sử dụng đất từ năm 2011 đến 2013 giảm đáng kể trừ giao dịch thế chấp, bảo lãnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

1.4. Một số giải pháp được đề xuất

Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp như sau:

Tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho cơ quan quản lý đất đai tại địa phương

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân, đặc biệt giúp người dân hiểu biết đầy đủ về các QSDĐ.

Tăng cường công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, sớm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính mới để đưa vào sử dụng

Tăng cường công tác quản lý việc cho thuê đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại địa phương.

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước, quản lý việc tự chuyển mục đích sử dụng đất các hộ dân.

2. Kiến nghị

Kiến nghị mở rộng đề tài nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi của huyện Lý Nhân, với một đối tượng cụ thể là các hộ gia đình, cá nhân, do đó những giải quyết được đề xuất còn có những hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về thực trạng thực hiện các QSDĐ, đồng thời để có được những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu với phạm vi và đối tượng được mở rộng hơn trên địa bàn cả tỉnh với tất cả các thành phần gồm cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)