- Nguồn nước mặt: Huyện Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, v ớ i di ệ n
3.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến quá trình thực hiện quyền sử dụng đất của người dân
hiện quyền sử dụng đất của người dân
- Đất đai huyện Lý Nhân có nhiều loại, được phân bố khá đồng đều. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép người dân sản xuất được nhiều mặt hàng nông sản khác nhau trên mảnh đất của mình.
- Vị trí địa lý và địa hình nơi đây rất phù hợp thu hút các nhà máy xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp đầu tư để phát triển kinh tế. Thuận lợi cho việc xây dựng cơ
bản, thúc đẩy kinh tế phát triển khiến các giao dịch vềđất ngày càng tăng.
- Tổng diện tích đất tự nhiên thấp so với các huyện trong tỉnh, mật độ dân số đông, nhu cầu đất cho sản xuất, ở, buôn bán ngày càng tăng.
- Diện tích ngoài đê sông Hồng chưa chủđộng thâm canh do phụ thuộc vào mùa nước sông. Mặt khác một số diện tích ven sông bị sạt lở do ảnh hưởng của khai thác cát sỏi. Khiến diện tích đất nông nghiệp của người dân bịảnh hưởng, khiến họ
cân nhắc nhiều hơn đến việc sử dụng đất của mình cho hợp lý
- Với nhiều địa danh du lịch, làng nghề thúc đẩy mạnh nền thương mại, dịch vụ của huyện, kéo theo các nhu cầu vềđất cho các hoạt động buôn bán, sản xuất, vốn ngày càng tăng khiến các giao dịch vềđất ngày càng nhộn nhịp.
- Các xã có vị trí là trung tâm huyện (như TT. Vĩnh Trụ), hoặc gần trung tâm thường có điều kiện thuận lợi trong thông thương hàng hóa, kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu vốn, mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh, buôn bán cao cùng với kiến thức của người dân đối với pháp luật đất đai cao hơn những vùng khác, người dân không có tâm lý ngại với các thủ tục liên quan đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất nên giao dịch về đất thường sôi động. Ngoài những xã dạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
này còn một số xã lại gần các địa phương có nền kinh tế phát triển hơn như xã Hòa Hậu có vị trí gần TP Nam Định.
- Các xã có nền kinh tế thuần nông, điều kiện tự nhiên, nguồn nước, chất
đất phù hợp với các vùng chuyên lúa, hoa mầu, công nghiệp, dịch vụ ít phát triển, mức sống sẽ thấp hơn, khiến nhu cầu giao dịch vềđất cũng ít nên họ không quan tâm nhiều đến các kiến thức về luật đất đai, nhận thức của người dân cũng thấp hơn so với các xã còn lại, nên người dân thường có tâm lý ngại, hoặc thấy không cần thiết nên giao dịch, địa bàn trải rộng, xa trung tâm cũng gây tâm lý ngại thực hiện quyền của họ, nên họ thường trọn hình thức viết tay có hoặc không có người làm chứng (gồm các xã như xã Hợp Lý, Nhân Thịnh, Chân Lý, Phú Phúc...).
- Nhóm các xã có điều kiện tự nhiên, nguồn nước, chất đất phù hợp chuyên canh các loại cây ăn quảđặc sản kết hợp với yếu tố làng nghề như xã Hòa Hậu, Công Lý,...các giao dịch về đất bao đất ở và đất nông nghiệp diễn ra tương
đối sôi động
- Ngoài các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội còn các yếu tố liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất cũng như quy hoạch giao thông, thủy lợi, quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng làm thúc đẩy các hoạt động giao dịch về đất. Với vùng được quy hoạch phát triển nông nghiệp thì hoạt động mua bán chuyển nhượng, thừa kế cho tặng... sẽ ít hơn các xã khác, ngược lại các xã được quy hoạch với nhiều khu tiểu thủ công nghiệp tập trung cần nhiều dịch vụđi kèm sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu liên quan đến đất đai dẫn đến các hoạt động giao dịch vềđất gia tăng