Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 50 - 54)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lý Nhân là huyện đồng bằng nằm trong khu vực sông Hồng thuộc tỉnh Hà Nam.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình

- Phía Tây giáp huyện Bình Lục và Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Hình 3.2. Sơđồ các đơn vị hành chính năm 2013 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Huyện Lý Nhân nằm cách thành phố Phủ Lý 14 km về phía Tây, có các tuyến tỉnh lộ chạy qua là đường 492 và 491, 499. Xung quanh huyện đều có sông bao bọc trong đó phía Bắc-Tây Bắc có sông Hồng, phía Tây-Tây Nam có sông Châu Giang. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lý Nhân phát triển kinh tế xã hội.

Huyện Lý Nhân có tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 31/12/2013 là 16863,25 ha, có dân số 199.026 khẩu, số hộ là 51.768 hộ (theo số liệu điều tra của Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Lý Nhân đến cuối năm 2013), mật độ dân số 1180 người/km2.

Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thông chính hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như

Nam Định, Thái Bình…

Trung tâm huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ từng bước được sửa sang, nâng cấp làm cho Lý Nhân càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ

mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng và vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 địa hình có dạng lòng chảo, càng cách xa sông địa hình càng trũng. Nhìn chung

địa hình, địa mạo của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Lý Nhân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam về mùa hè; hướng gió Đông Bắc vào mùa

đông. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phun vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.

Nhiệt độ: trung bình năm là 23,50C- 240C. Tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 310C, nhiệt độ cao nhất 36 0C- 380C; về mùa đông nhiệt độ trung bình là 190C. Tháng lạnh nhất vào cuối tháng 1, nhiệt độ lạnh nhất tới 6-80C Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. Vào mùa mưa có nhiều đợt mưa đá, sấm sét ởđây xẩy ra thường xuyên, gây hậu quả khá lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào lúc thời vụ gieo trồng và thu hái.

Chếđộ mưa: Chia thành 2 mùa rõ rệt, với tổng lượng mưa trung bình/ năm khoảng 2000 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. cao nhất là tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa mùa này chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm. Có tháng hầu như không có mưa gây hạn hán ở diện rộng. Tuy nhiên có năm mùa mưa kéo dài hơn và đến muộn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụđông.

Chếđộ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và

Đông Bắc vào mùa đông.

Độ ẩm không khí: Trung bình năm 86%, cao nhất 92%, thấp nhất 50,8%. Tháng ẩm nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 80%. Nhìn chung ẩm độ trung bình các tháng trong năm chênh lệch không nhiều, thường ≤ 12%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với đặc điểm khí hậu như vậy, Lý Nhân có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, hay hanh khô và hạn hán là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế của huyện nói chung.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang với tổng chiều dài gần 78 km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra còn có sông Long Xuyên, kênh Như Trác là các kênh tiêu chính đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu nước của các xã vùng trũng trong huyện.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Kết quả điều tra đất đai của Lý Nhân cho thấy đất của huyện thuộc nhóm

đất phù sa sông Hồng.

Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha

đến thịt nặng hay sét, nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02-0,2%, lân tổng số từ 0,06-0,18%, lân dễ tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu ≤ 100mg/100g đất

b. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá

đồng đều

- Nguồn nước mặt: Huyện Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 50 - 54)