Đặc điểm kinh tếxã hộ

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)

2.1.3.1 Đặc điểm dân số và phân bổ dân cư

Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ở Nghệ An năm 2013

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nơng thơn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 2.928.717 1.453.706 1.475.011 383.997 2.544.720

2011 2.941.801 1.460.096 1.481.705 392.098 2.549.703

2012 2.958.563 1.468.310 1.490.253 398.815 2.559.748

2013 2.978.705 1.478.200 1.500.505 445.155 2.533.550

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2013)

Từ Bảng 2.1 cho thấy, sự phân bố dân cư thưa thớt và chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả các nguồn lực của Nghệ An và từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Dân cư chủ yếu tập trung ở nông thôn, trong các làng bản gắn với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ dân thành thị thấp và thành thị (thực chất là thị trấn, thị tứ) mang chức năng hành chính là chủ yếu.

Về lao động, tổng số lao động chiếm 40% tổng số dân của tỉnh trong khi đó tỷ lệ trong độ tuổi lao động của tỉnh Nghệ An là 55,2%. Lao động của Nghệ An chủ yếu là lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 18,5%). Với tổng số lượng lao động và chất lượng nguồn lao động của vùng như vậy chưa thể đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, lao động Nghệ An có truyền thống cần cù, hiếu học, tiếp thu nhanh cái mới nên nếu được ưu tiên đào tạo và có điều kiện học tập và phát triển thì sẽ hình thành

được một đội ngũ lao động có trình độ quản lý kỹ thuật, lành nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

- Tổng số dân cư của tỉnh là 2.978.705 với tổng số hộ là: 699.308, bình quân mỗi hộ: 4,46 nhân khẩu/hộ, bình qn đó cao hơn bình qn tồn quốc là 0,15 người. Theo thống kê năm 2001, số nhân khẩu bình qn của 1 hộ tồn quốc là 4,31 và năm 2013 là 4,23 người.

- Trong tổng số dân cư của Nghệ An, số dân sinh sống ở nông thôn năm 2013 là: 2.533.550 chiếm 85%, số dân ở thành thị là 445.155 chiếm 15%. Tỉnh Nghệ An đang phấn đấu để đến năm 2020, dân số thành thị chiếm 60-65%. Nếu xét cụ thể, có thể thấy ở các huyện có bộ phận dân cư ở thị trấn, thị tứ, ở các nút giao thông, bộ phận này đã được đơ thị hóa nhưng nhìn chung chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số nông dân của tỉnh Nghệ An.

- Từ thực tế đó cho thấy, dân cư Nghệ An sinh sống ở nơng thơn cịn chiếm tỷ lệ quá lớn, chứng tỏ ở Nghệ An thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát triển, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và dịch vụ tuy đã diễn ra nhưng còn chưa mạnh mẽ. Thực trạng đó cũng đặt ra cho lãnh đạo tỉnh phải nhanh hóng phát triển các đơ thị, các khu kinh tế, phải tạo ra sự chuyển biến to lớn trong chuyến dịch kinh tế và phân công lao động.

2.1.3.2 Kinh tế - xã hội: * Tình hình kinh tế:

Duy trì tốc độ tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển.

- Giá trị GDP năm 2013 của Nghệ An là 35118,105 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An năm 2013 là 7,1% cao hơn mức trung bình của cả nước.

- Cơ cấu kinh tế: Năm 2013, cơ cấu kinh tế theo ngành của Nghệ An như sau: Nông - lâm - ngư chiếm 42,2%; Công nghiệp - Xây dựng (CN - XD) chiếm 28%; Dịch vụ (DV) chiếm 29,8%. Cơ cấu này phản ánh thực trạng của Nghệ An là có nền kinh tế lạc hậu, tỉ lệ giá trị sản xuất trong các ngành ở khu vực CN - XD và DV cịn thấp, ngành nơng nghiệp cịn chiếm ưu thế.

* Tình hình văn hố - xã hội:

Được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

- Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước; quy hoạch, xây dựng hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được nâng lên; 100% huyện, thành, thị được công nhận phổ cập THCS, 100% xã có trường mầm non; cơ bản hồn thành chương trình nâng cấp các trường trung cấp lên cao đẳng và Đại học. Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng một số trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao .

- Hoạt động khoa học và công nghệ đã đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

- Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em có nhiều tiến bộ.

- An sinh xã hội, giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo đạt kết quả khá cao: Tạo việc làm hơn 34 ngàn người/năm; tỷ lệ người thất nghiệp thành thị giảm từ 5,5% xuống cịn 3,55%; bình qn mỗi năm giảm được 12.000- 14.000 hộ nghèo, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12,8 %.

- Hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Năm 2010, đạt 80% gia đình được cơng nhận gia đình văn hố; 100% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hố. Hệ thống phát thanh truyền hình, Hệ thống thơng tin, báo chí, xuất bản tiếp tục được củng cố và phát triển...

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)