14 Giáo dục và đào tạo 50330 13269 37061 65110 19907 45203
3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến đảm bảo bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở Nghệ An
3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến đảm bảo bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở Nghệ An làm ở Nghệ An
Vấn đề bình đẳng giới được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Đặc biệt, Luật Bình đẳng giới được coi trọng thực hiện đã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả nam và nữ. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, như; ban hành các chính sách đặc thù; lồng ghép giới vào các Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiều văn bản qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình đã có những qui định riêng cho phụ nữ, tạo điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất.
Cơ chế kinh tế thị trường đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, thúc đẩy tự do hóa. Những cơ hội mới về đầu tư, việc làm và sáng kiến doanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, tác động của thị trường và cạnh tranh cũng ảnh hưởng sâu sắc vị thế của phụ nữ. Vẫn còn những phong tục, tập quán thiếu tôn trọng phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan đã tạo ra những thuận lợi lớn đối với phụ nữ . Tỉnh Nghệ An đang phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự phát triển nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra cho phụ nữ cơ hội có nhiều việc làm, có thu nhập ổn định trong công nghiệp như: dệt may, thêu, đan, chế biến hải sản… Toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giáo dục của người phụ nữ so với nam giới. Trong quá trình hội nhập, người phụ nữ có cơ hội nhận được những chính sách đầu tư giáo dục từ các chính phủ không chỉ ở tỷ lệ nhập học của trẻ em gái so với trẻ em trai mà còn tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận cả ở các bậc cao hơn.
Luật Doanh nghiệp ra đời đã xóa bỏ hoặc giảm thiểu nhiều ràng buộc hành chính trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh, vì vậy, có hàng chục nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, nhờ đó, lao động nữ có cơ hội tìm được những việc làm, thu nhập cao hơn, khả năng thăng tiến lớn và đặc biệt là cơ hội được học tập cách tư
duy mới, tích lũy kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển rất cần thiết cho họ để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường phát triển theo hướng toàn cầu hóa thúc đẩy cạnh tranh, tạo động lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ mới vào sản xuất, dịch vụ để tăng năng suất lao động, thúc đẩy phụ nữ vuơn lên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề. Phụ nữ có điều kiện tiếp cận các phương thức sản suất hiện đại, góp phần giải phóng sức lao động, tăng thêm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ. Một số nghề mới xuất hiện cũng tăng thêm cơ hội việc làm cho lao động nữ, nhất là vùng ven đô, thậm chí cả ở nông thôn như nghề giúp việc, nghề thu gom phế liệu, phế phẩm, tiếp thị.
Toàn cầu hóa góp phần tạo ra sự thay đổi đáng kể về năng suất lao động của nữ giới. Các dòng thác công nghệ mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh…đã cho phép áp dụng, phát triển để tạo ra những loại cây, con có chất lượng và năng suất cao, những loại phân bón hiệu quả và những máy móc cơ giới hiện đại thay thế lao động chân tay của con người, đặc biệt là phụ nữ.
Chuyên môn hóa, hiện đại hóa theo xu thế toàn cầu hóa không chỉ là động lực vừa tăng năng xuất lao động mà còn giảm nhẹ cường độ lao động trong gia đình. Chẳng hạn việc sự dụng bếp ga, nồi cơm điện, tủ lạnh, điện thoại,… Nhờ đó người phụ nữ có thêm thời gian học tập, nâng cao trình độ.
Kinh tế phát triển góp phần cải thiện đáng kể các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa thông tin…cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Những tiến bộ đạt được về y học, kế hoạch hóa gia đình, những nỗ lực trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường đang mang lại cho phụ nữ điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn, phụ nữ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản hơn, phu nữ được quan tâm hơn trong các lĩnh vực giáo dục... Phụ nữ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các diễn đàn bàn về vấn đề bình đẳng giới, và đây cũng là cơ hội tốt để phụ nữ tham gia và khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Một trong những thách thức không nhỏ, có xu hướng ngày một tăng trong cơ chế mới là sự cám dỗ của tiền bạc và danh vọng làm tha hóa, làm biến chất một số lao động nữ, dẫn đến những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Nhận thức rõ thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm, từ đó xác định rõ nhiệm vụ của tất cả các Sở, ban,
ngành, đoàn thể và địa phương, nhằm tạo điều kiện thực thi Luật Bình đẳng giới trong mọi mặt của đời sống xã hội.