Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ và đảm bảo để phụ nữ được tham gia đầy đủ, bình đẳng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Ngay từ khi mới thành lập (1930), trong “Chánh cương vắn tắt” Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng Việt Nam là “ nam, nữ bình quyền”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Trong di chúc trước lúc đi xa, Bác còn căn dặn: “ Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thực hiện thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ cho ngày càng tăng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi

công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải vươn lên. Đó là cuộc Cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”.

Những quan điểm này của Bác và Nhà nước được thể hiện thông qua: Hiến pháp và Hệ thống Luật pháp, chính sách... qua các thời kỳ lịch sử.

Thời kỳ 1945-1954: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định tại điều 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”(Điều 6 Hiến pháp 1946); “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9 Hiến pháp 1946). Trong Sắc lệnh số 97/SLngày 22/5/1950, khẳng định: “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6); “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi, khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (Điều 7). Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng quy định : “Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” (Điều 5).

Thời kỳ 1954-1975: Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định tại Điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Công việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển của các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.

Trong Sắc lệnh ban hành Luật Hôn nhân và gia đình ngày 17/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội…Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người”.

Thời kỳ 1975 đến nay: Hiến pháp thứ 3 năm 1980, Điều 63 khẳng định: “ Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ”. Ngày 29/7/1980, Việt Nam ký Công ước

CEDAW và phê chuẩn Công ước, trở thành quốc gia sớm thứ 6 trên thế giới ký Công ước và là quốc gia thứ 35 phê chuẩn Công ước này. Nhằm nội luật hóa Công ước này, Hiến pháp thứ 4 năm 1992 ( sửa đổi năm 2001), Điều 63 nêu: “ Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi đối xử phân biệt đối với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ”. Các văn bản pháp luật khác nhau như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ( thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959), Bộ luật Hình sự 1999,Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Luật Bầu cử Quốc hội 2001, Bộ luật Dân sự 2005, ...ghi nhận vấn đề công bằng xã hội, bảo vệ và giải phóng phụ nữ-một trong những mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Năm 1995, Việt Nam đã công bố “ Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000” tại Hội nghị phụ nữ quốc tế lần thứ IV của Liên hợp quốc tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc . Ngày 4/10/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 822/TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và công bố Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/03/2003 của Chính phủ nhằm quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.

Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Ngày 03/5/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg về triển khai thực hiện luật Luật Bình đẳng giới; ngày 4/6/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.

Cùng với Chính phủ, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ chính trị, Chính phủ đã có Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ).

Để việc thực hiện bình đẳng giới khả thi, ngày 25/12/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 186/NĐ-CP giao cho ngành lao động - xã hội quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH- BNV ngày 10/7/2008, các địa phương hình thành đơn vị và cán bộ làm công tác bình đẳng giới trong các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện, xã. Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Với sự ra đời của Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định số 55/2009/ NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới đảm bảo cho bình đẳng giới thực hiện ngày càng có hiệu quả .Bình đẳng giới thực sự đi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc qia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Chương trình quốc qia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

Như vậy, Việt Nam có Ủy ban về các vấn đề xã hội phụ trách công tác bình đẳng giới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ. Và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (KhóaX) đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

*Các chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lao động nữ:

Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện, cơ hội bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm. Cụ thể:

Luật Bình đẳng giới được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, tại Điều 12 có quy định: Nam, nữ

bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Đồng thời, quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực lao động, tại Điều 13, Luật Bình đẳng giới quy định : Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, dộ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại.

Năm 2008, Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, Công chức, trong đó, có nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công chức nữ: Tại khoản 6, Điều 13 " Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi"; tại khoản 4, Điều 59: "Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng"; ...

Các nhóm chính sách đối với lao động nữ được Nhà nước quy định cụ thể tại Điều 153, Bộ luật Lao động năm 2012 : Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. Khuyến khích nguời sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sử dụng thường xuyên của cơ sở kinh doanh. Các khoản chi phí đào tạo lại nghề cho lao động nữ, tiền lương và phụ cấp (nếu có) giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo do cơ sở kinh doanh tổ chức và quản lý; chi phí khám sức khỏe thêm 1 lần/ năm như khám bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính,… được xác định là chi phí hợp lý, hợp lệ để loại trừ khỏi doanh thu xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp; Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách Nhà nước tại các vùng khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của lao động nữ. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.

Nghĩa vụ của nguời sử dụng lao động đối với lao động nữ, Điều 154, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định : Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc người đại diện của họ khi quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

Vấn đề bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, được Nhà nước ghi nhận tại Điều 156, Bộ luật Lao động năm 2012: Người sử dụng lao động nữ không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp lao động nữ mang thai từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hặc đnag nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương; Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Tại Điều 157, 158 Bộ luật Lao động năm 2012 đề cập đến nghỉ thai sản. Theo đó, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng; trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội...; lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Tại Điều 159, quy định phụ nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong trường hợp phụ nữ phải nghỉ chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con dưới 6 tháng tuổi, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai.

Nhà nước có các chính sách phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Tại Điều 5, Luật Việc Làm, được Quốc hội thông qua, ngày 16 tháng 11 năm 2013 quy định: Hỗ trợ người sử dụng

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)