Hiện nay, tỉnh Nghệ An có số lượng lao động nữ chiếm 50,1% lực lượng lao động toàn xã hội.Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề ở cả 3 khu vực: Nông-lâm-ngư nghiệp, Công nghiệp-xây dựng, nhất là khu vực Thương mại-dịch vụ. Nhiều cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, đổi mới cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động…được ban hành đã góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, đưa tổng số lao động có việc làm năm 2010 lên 1.489.969 người, trong đó lao động nữ là 729.585 người, chiếm 49%. Qua báo cáo của 20 huyện, thành, thị, đến nay, hầu hết các địa phương đã đạt và vượt chỉ tiêu 45% lao động nữ trong tổng số lao động được tạo việc làm. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Từ năm 2005 đến năm 2010 đã có thêm 65.508 nữ được giải quyết việc làm. Đặc biệt đã giảm 41.296 lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, và tăng dần số lao động nữ trong các ngành nghề có vị thế và thu nhập cao hơn, như : thương nghiệp, giáo dục, y tế, nghiêm cứu khoa học...Trong nông nghiệp-nông thôn: Phụ nữ đã chủ động nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa ngành nghề trong nông nghiệp, vuợt lên những khó khăn trong lao động sản xuất, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Thực hiện chính sách của Nhà nước, tỉnh đã thực thi tốt các chính sách về đảm bảo quyền của phụ nữ trong sở hữu tài sản nói chung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo lợi ích kinh tế của phụ nữ trong giao dịch dân sự, đặc biệt là việc tiếp cận vay vốn tín dụng, giúp cho phụ nữ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giúp họ tăng thu nhập và có cuộc sống tốt hơn.
Trong công nghiệp xây dựng:
Phụ nữ chiếm tỷ trọng cao trong các ngành chế biến, dệt may, da giầy, tiểu thủ công nghiệp… Phụ nữ đã tích cực nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra nhiều loại sản phẩm chất lượng cao, khẳng định thương hiệu Nghệ An trên thị trường, góp phần tăng tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ :
Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên và ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp là phụ nữ. Điều này khẳng định vai trò của phụ nữ ngày càng chiếm ưu thế trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông,…
Bảng 2.4: Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế và giới tính Số
TT Các ngành kinh tế
Năm 2005 Năm 2010 Tăng, giảm nữ(+, -) Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ