Những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 66)

14 Giáo dục và đào tạo 50330 13269 37061 65110 19907 45203

2.4Những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh

trên địa bàn tỉnh

- Toàn cầu hóa về kinh tế địi hỏi cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng phải đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với thành tựu khoa học và cơng nghệ tiên tiến. Vì vậy, người lao động, trong đó có lao động nữ, cần nâng cao trí tuệ, trình độ học vấn, kiến thức để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, sử dụng thông tin điện tử, để tiếp cận với các thành tựu khoa học trên thế giới, có kiến thức đa dạng đáp ứng công việc chuyên môn, cũng như thêm cơ hội có việc làm. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều ngành nghề mới có khả năng kết hợp tính cách nữ với nghề nghiệp, như: ngành Ngân hàng, marketing, kinh doanh, quản lý, nghiên cứu thị trường, giám đốc các đơn vị văn hóa nghệ thuật, các bộ mơn nghệ thuật là thế mạnh của phụ nữ. Do đó, phụ nữ có điều kiện tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống . Ở tỉnh Nghệ An, lực lượng lao động nữ nông dân chiếm khoảng 50,1% tổng số lao động nữ., nên cần nâng cao mặt bằng trí thức, đồng thời cần phát triển một số lượng nữ chun gia có trình độ khoa học cao.

- Tỉnh Nghệ An bắt đầu thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh từ năm 2011. Sau 3 năm thực hiện (2011-2013), tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp mới chỉ đạt 21%/ 30% KH giai đoạn 2011-2015 [35]. Nhằm từng bước góp phần nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ nói riêng, tỉnh cần thiết phải có các giải pháp hữu hiệu của các cấp các ngành chức năng liên quan đến việc triển khai thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, việc chia sẻ thông tin về các chính sách, chương trình, hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ, cung cấp dịch vụ hiệu quả cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; chia sẻ về những rào cản liên quan đến vai trò và trách nhiệm về giới để đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, từ đó, có sự chia sẻ khó khăn với phụ nữ trong kinh doanh và giúp phụ nữ nhận ra được tiềm năng kinh doanh của mình. Thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà trong thời gian tới.

- Với chỉ tiêu đến năm 2015, tổng số người được tạo việc làm mới bảo đảm ít nhất là 49,5% cho mỗi giới (nam và nữ) [34], vấn đề đặt ra với tỉnh Nghệ An là cần tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo đảm việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ chính sách đối với lao động nữ; Thực hiện công tác lồng ghép giới trong chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có phân biệt theo giới tính (nam, nữ); Thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nơng, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc bộ; xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp phù hợp cho lao động nữ vào những lúc nông nhàn, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn, nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vay vốn từ các chương trình xố đói, giảm nghèo, quỹ tín dụng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, tổ chức xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mơ hình phát triển kinh tế, kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

- Việc phấn đấu đạt tỷ lệ lao động nữ nông thôn tỉnh Nghệ An dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 30% vào năm 2015, đặt ra vấn đề đào tạo nghề và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ. Vì vậy, phải thực hiện các hoạt động lồng ghép giới trong kế hoạch đào tạo nghề; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động nhất là lao động nữ ở nông thôn; Tăng cường các hoạt động xúc tiến việc làm, giới thiệu lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với phụ nữ cịn có sự cạnh tranh với nam giới trên thị trường lao động về việc làm, trình độ nghề nghiệp, hồn cảnh lao động, điều kiện việc làm...Bên cạnh tính cần cù chịu khó, người phụ nữ phải có kiến thức, kỹ năng để xử lý tốt những tình huống khó khăn, đem lại kết quả mong muốn trong cơng việc.

- Tồn cầu hóa về kinh tế kéo theo sự hội nhập, giao lưu về văn hóa, lối sống. Ở Nghệ An, từ năm 2011-2013, toàn tỉnh tạo việc làm mớ i cho 104.800 lao đô ̣ng, trong đó có 47.559 lao đô ̣ng nữ, tỷ lệ tạo việc làm cho nữ giới là 46%, cho giới nam là 54% [35]. Qua nhiều sự kiện xảy ra với một bộ phận người lao động Nghệ An khi tham gia thị trường lao động ở trong và ngoài tỉnh, và ở nước ngoài với các vụ việc ẩu đả, đánh nhau, tụ tập lôi kéo vào các hoạt động gây rối an ninh, trật tự… cho thấy, người lao động cần phải giữ gìn những giá trị văn hóa mang tính truyền thống tơt đẹp, như; lịng u nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, vị tha, hiếu nghĩa, chung

thủy, đồng thời phải tiếp thu những giá trị văn hóa mới của thời đại như tơn trọng pháp luật, bình đẳng giới, sống có trách nhiệm với cộng đồng, quan tâm khơng chỉ đến lợi ích cá nhân mà cả lợi ích tồn xã hội.

Hiện nay, hầu hết các chính sách về lao động, việc làm vẫn chưa được lồng ghép vấn đề giới một cách hệ thống. Chưa có chính sách/chương trình nào được thiết kế các mục tiêu cụ thể nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động-xã hội, cũng không thiết kế các hoạt động và thu thập chỉ số về bình đẳng giới. Mới chỉ có một số văn bản có một số nội dung đề cập riêng tới lao động nữ với mục tiêu bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ thai sản và ni con nhỏ. Một số chính sách đưa ra các ưu tiên đối với một số nhóm phụ nữ yếu thế như lao động nữ nghèo, dân tộc, lao động nữ nông thôn phải chuyển đổi nghề. Mặc dù, Bộ luật Lao động đã có nhiều quy định liên quan đến lao động nữ nhưng đây vẫn là cách tiếp cận “vì sự tiến bộ phụ nữ, ưu tiên phụ nữ” chứ chưa phải quan điểm bình đẳng giới, lồng ghép giới vào chính sách lao động-xã hội.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 63 - 66)