Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 80)

14 Giáo dục và đào tạo 50330 13269 37061 65110 19907 45203

3.2.2.Các giải pháp cụ thể

Căn cứ vào những phân tích ở chương II, luận văn xây dựng các giải pháp đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm ở Nghệ An thơng qua các giải pháp chính sau đây:

Một là, xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý

- Tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó chú trọng thích đáng các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh. Khơng ngừng phát triển

đến dịch vụ, để thu hút số lượng lao động nữ lớn hơn nữa do họ bị mất việc từ các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp... . Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tạo cơ hội cho lao động nữ nâng cao vị thế của mình trong gia đình, ngồi xã hội và bình đẳng hơn với nam giới. Đầu tư chuyển đổi ngành nghề hợp lý và xem đây là một dạng của bảo trợ xã hội hữu ích trong bối cảnh tồn cầu hố khi mà người lao động có thể được yêu cầu di chuyển từ nơi các lĩnh vực kinh tế đang đi xuống sang các lĩnh vực đang khởi sắc.

- Tạo ra một mơi trường bình đẳng cho nam giới và nữ giới trong các công việc thuộc khu vực chính quy được trả công nhằm giúp nam giới và nữ giới trở thành những đối tác bình đẳng hơn trong thị trường lao động và gia đình. Tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc làm ở tất cả các khu vực và ngành nghề.

- Tiếp tục hồn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số).

- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và về cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt theo giới tính. Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư vào việc cung cấp thơng tin về thị trường lao động, thị trường đầu tư, thị trường tài chính v.v… với giá rẻ, bảo đảm tính trung thực và cập nhật.

- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các nguồn lực kinh tế, bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh.

- Giám sát sự thực thi của luật pháp, đồng thời kiến nghị bổ sung những qui định nhằm bảo vệ quyền bình đẳng của người lao động, nhất là cải thiện sự phân biệt giới trong mức lương ở khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân.

Hai là, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho lao động nữ

- Hiện nay, khả năng cạnh tranh của lao động nữ vẫn thấp hơn nam giới. Nên tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nữ, nhất là chính sách đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho phụ nữ. Cần tăng cường nhận thức giới cho các nhà hoạch định giáo dục. Lồng ghép phân tích giới vào q trình xác định mục tiêu nhập học. Tăng cường xem xét nhu cầu thị trường lao động tương lai về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và giáo dục mang tính bình đẳng giới.

- Nâng cao trình độ học vấn và tay nghề là giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng lao động nữ, cho phép tiếp cận được với các quy trình kỹ thuật, cơng nghệ mới đang phát triển ở trong và ngồi tỉnh mà khơng bị đào thải. Vì vậy, cần nâng cao tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật. Ưu tiên đào tạo các nữ tri thức, các nữ chuyên gia giỏi, nhất là những phụ nữ trẻ có triển vọng và có kế hoạch bồi dưỡng hợp lý, sát thực.

- Cần phải có những chính sách thích đáng tạo điều kiện cho nữ giới có điều kiện theo học ở từng bậc học. Đặc biệt, tăng cường đầu tư, khuyến khích nâng cao trình độ văn hố cao như bậc cao đẳng, đại học cho lao động nữ, dưới hình thức như học từ xa, học buổi tối, học ngoài giờ làm việc,… nhằm góp phần vào việc giảm khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ, mặt khác, tăng khả năng được đề bạt của người phụ nữ nắm giữ những trách nhiệm quản lý và ra quyết định.

- Đẩy mạnh cho vay vốn để phát triển sản xuất tạo việc làm cho gia đình có hồn cảnh khó khăn, đặc biệt ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ Chương trình quốc gia về giảm nghèo; Tăng tỷ lệ phụ nữ trong tổng số người được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đẩy nhanh tốc độ thực hiện Chương trình quốc gia về việc làm; Chương trình xúc tiến việc làm cho lao động nữ; Chương trình đào tạo, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn phụ nữ làm kinh tế gia đình... Phát triển các trung tâm đào tạo dạy nghề, xúc tiến việc làm cho phụ nữ. Ưu tiên những mơ hình có khả năng tạo việc làm cho lao động nữ ở các vùng, miền, tránh việc chuyển đổi bất đắc dĩ. Tạo điều kiện và cơ hội có việc làm cũng như phân bổ hợp lý, bình đẳng lao động nam nữ vào các ngành nghề kinh tế.

- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh; phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn....để

thực sự mở ra triển vọng lớn cho người lao động, trong đó có phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có cơ hội kiếm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động ...

- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven đô, vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ba là, phát triển doanh nghiệp nông thôn tạo việc làm cho lao động nữ

Đặc biệt chú trọng giải pháp phát triển doanh nghiệp, trong đó quan tâm phát triển doanh nghiệp nữ. Phát triển doanh nghiệp nữ là vấn đề hết sức cần thiết trong quá trình tạo việc làm cho lao động nữ. Nhằm phát triển doanh nghiệp nữ cần thực hiện các giải pháp cơ bản một cách đồng bộ.

Thực hiện các chương trình trợ giúp về tài chính cho doanh nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nữ. Khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thơng qua các chương trình đào tạo, việc thành lập quỹ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa để tài trợ các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Gia tăng những hỗ trợ đối với DN thông qua đầu tư về khoa học công nghệ, công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đây là giải pháp cần thiết để doanh nghiệp có thể cập nhật được các kiến thức tiên tiến, áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh phát triển thị trường.

Phát triển vai trò của các tổ chức đoàn hội, hiệp hội làng nghề. Hiệp hội ngành nghề và tổ chức xã hội, phần lớn là ở nông thôn, không chỉ chủ động tham gia quá trình xây dựng năng lực địa phương mà cịn giữ vai trị quyết định thành cơng với hai ưu thế quan trọng. Trước tiên, những đơn vị này có con người và mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp, tới từng đơn vị nhỏ nhất của cộng đồng như thơn, xóm. Lợi thế thứ hai, như hệ quả tất yếu, là hiểu biết sâu sát và nắm vững hiện trạng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, từng cán bộ khuyến nông, hội phụ nữ, hội nơng dân, đồn thanh niên, cựu chiến binh... đều có thể trở thành một chuyên gia tư vấn cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại khu vực cư trú.

Thực hiện các chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư cho hạ tầng kinh tế- xã hội cho khu vực nông thôn là rất quan trọng để kích cầu đầu tư của đoanh nghiệp vào khu vực này. Nếu khơng làm được điều đó thì nơng thơn vẫn rất ít doanh nghiệp và tiếp tục “thụt lùi” so với các khu vực khác. Đó sẽ là một lực cản vơ cùng lớn cho tiến trình thực hiện mục tiêu chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp - nông thôn của Nghệ An.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề lao động thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nơng thơn Nghệ An có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng là nơi cung cấp nguồn nhân lực cơ bản cho doanh nghiệp nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nông thôn, tạo cơ hội lao động nơng thơn tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và xây dựng nơng thôn mới.

Bốn là, phát triển cơng nghiệp, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn

Tỉnh Nghệ An đã và đang mở cửa đón các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Vì vậy, cần thực thi tốt chính sách phát triển cơng nghiệp, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu chế xuất ; mặt khác, đẩy nhanh tiến độ với bước đi phù hợp của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn. Như vậy, tỉnh sẽ thu hút và tập trung được một lượng lớn lao động nữ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhất là phụ nữ ở các khu công nghiệp, các khu vực nông thôn vệ tinh, các khu chế xuất, dịch vụ... làm tăng nhanh sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động chính thức và thay đổi cơ bản trình độ nhận thức, học vấn của phụ nữ. Cơng nghiệp hóa là sự phát triển hướng vào phụ nữ và xuất khẩu như công nghiệp điện tử, may mặc, chế biến nông sản ...Giúp người phụ nữ có điều kiện học nghề, phát triển kinh tế hộ gia đình, biết sử dụng máy móc trong nơng nghiệp, có khả năng tạo ra những sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao, tạo điều kiện có năng suất lao động cao.

Năm là, thực hiện nghiêm túc các chính sách bình đẳng giới

- Đẩy mạnh việc thể chế hóa vấn đề bình đẳng giới trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng lồng ghép vấn đề giới trong chính sách kinh tế, chính sách xã hội, việc làm, đào tạo và phát triển...

- Thực hiện mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động: Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới ( nam và nữ); Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30%; Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 25%; Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80%..

- Cần thiết thực hiện một số giải pháp sau để hỗ trợ cho lao động nữ tránh khỏi nguy cơ thất nghiệp và đỡ thiệt thịi trong chế độ, chính sách lao động: Hồn thiện chính sách thị trường lao động và ưu tiên hơn đối với lao động nữ để họ sớm trở lại thị trường lao động; Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, trong đó đa dạng hóa bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế; Thực thi đầy đủ các văn bản dưới luật về Luật Bảo hiểm thất nghiệp. Mở rộng đối tượng thụ hưởng nhất là đối với lao động nữ trong khu vực doanh nghiệp phi chính thức, hộ gia đình, phụ nữ nghèo ở nơng thơn; Rà sốt và kiến nghị sửa đổi những vấn đề còn bất cập trong việc giải quyết các chế độ về bảo hiểm y tế đối với người lao động, nhất là lao động nữ để cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của lao động nữ, và đưa dịch vụ này vào bảo hiểm y tế. Thực hiện các chương trình hỗ trợ để phụ nữ tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhất là các dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có chính sách hỗ trợ về thu nhập cho gia đình, bao gồm cả phụ nữ và bà mẹ mang thai, những người không thể tham gia hoạt động kinh tế vì lý do sức khỏe hoặc do chức năng sinh học và trách nhiệm chăm sóc xã hội. Có chế độ phúc lợi gia đình để trang trải các chi phí giáo dục cũng như bù đắp thiệt hại về kinh tế đối với hộ gia đình có bà mẹ khơng thể tham gia được vào thị trường lao động.

- Cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế , Bộ Luật Lao động, nhất là Luật Bình đẳng giới, từ đó tạo khung chính sách, hành lang pháp lý, biện pháp chế tài cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động - việc làm nói riêng và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.

- Cần thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lao động và việc làm nói riêng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; trong các chương trình, dự án; trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức; trong tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị, tập huấn; trong hoạt động truyền thông; và trong nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo hài hòa giới trong các mục tiêu phát triển kinh tế, nhấn mạnh việc thúc đẩy bình đẳng giới trong phát triển, nâng cao tính hiệu quả của kế hoạch và duy trì tác động bền vững của các kết quả đạt được đối với nữ giới và nam giới.

- Lồng ghép giới cần thực hiện ở các cấp độ chính sách, trong cơng tác xây dựng các Chiến lược phát triển, quy hoạch, chương trình, mục tiêu, dự án, kế hoạch phát triển của các Sở, ban, ngành, địa phương . Cần đưa giới vào tất cả các giai đoạn của chu trình lập kế hoạch và đánh giá quy trình kế hoạch hóa cần gắn với qui định mang tính pháp lý. Và coi đây là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương trong năm.

- Để thực hiện lồng ghép giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, đỏi hỏi các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương và cán bộ công chức cần quán triệt quan điểm giới trong công việc và tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các chính sách sẽ khơng làm trầm trọng thêm sự cách biệt giới trong lao động, việc làm và đề

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 80)