Kinh nghiệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO:

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

Điểm mới của ILO trong cách nâng cao vị thế cho phụ nữ, đã khuyến cáo các chính phủ trong hoạch định và phân tích các chính sách kinh tế, xã hội được đặt dưới góc độ giới. Điều đó có nghĩa là phân tích và đề xuất các giải pháp kinh tế xã hội, tạo việc làm cho lao động nữ luôn được đặt trong mối quan hệ so sánh với nam giới. ILO đã thiết lập dự án liên khu vực: “Đào tạo và phổ biến thông tin về quyền lao động

nữ” được thực hiện ở 9 nước trong đó có Việt Nam thời kỳ 1994-1998. Kết thúc giai

việc” được triển khai ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong cách lập luận và

đề xuất các chương trình tạo việc làm cho lao động nữ ở các nước chậm phát triển, ILO đặc biệt quan tâm đến lồng ghép giới vào chương trình “Phát triển nữ chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”; chương trình “Tạo nhiều việc làm với chất lượng tốt hơn cho phụ nữ”. Tác giả rất đồng tình với lập luận của ILO cho rằng tại nhiều quốc gia ở mọi cấp độ phát triển khác nhau, trong quan hệ so sánh với nam giới, phụ nữ thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với thị trường lao động. Phụ nữ thường bị từ chối trước những cơ hội việc làm đối với những cơng việc trong cơ quan chính phủ với lý do trách nhiệm gia đình nặng nề, thiếu kỹ năng tay nghề, những định kiến xã hội và văn hố. Trong bối cảnh đó, tự tạo việc làm hay tự thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ do mình làm chủ có thể là giải pháp duy nhất để phụ nữ tiếp cận các cơ hội việc làm và có thu nhập. Xu hướng này ngày càng phổ biến vì khu vực tư nhân đang ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực Nhà nước về phương diện tạo việc làm. Thực tiễn ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam ngày càng có nhiều lao động nữ nhận rõ điều này và tỏ ra khá thành công khi điều hành các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, ở những nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, các nữ chủ doanh nghiệp chiếm đại đa số trong thành phần doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và khu vực phi chính thức. Tuy vậy, các chính sách và chương trình liên quan đến sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ chưa có hoặc là chưa quán triêt quan điểm mới, đặc biệt với thực tế đại bộ phận các chủ doanh nghiệp lại là nữ. Do đó, cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ cho các doanh nhân nữ vì sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ đã góp phần tích cực cho việc xố đói giảm nghèo và nâng cao vị thế xã hội, kinh tế của phụ nữ. Hơn thế nữa, hiện nay người ta công nhận rộng rãi rằng cỗ máy chủ chốt trong guồng máy phát triển nền kinh tế chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ILO, ba mối kết hợp trong yếu cần được thực hiện để cải thiện hiện trạng việc làm của lao động nữ. Đó là: Trước hết, nền kinh tế các nước cần phấn đấu đạt được sự bình đẳng về giới trong việc làm được trả công; hai là, mối liên kết giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, tỷ trọng lao động nữ trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều so với nam giới. Tuy vậy, việc làm trong khu vực này thường bấp bênh, dễ bị tổn thương, chất lượng thấp; ba là, mối kết hợp giữa số lượng và chất lượng việc làm và bảo đảm xã hội.

Từ thực tiễn đó, ILO đã chủ trương đề xuất các dự án phát triển nhằm hỗ trợ và khuyến khích các chính phủ có biện pháp can thiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ. Các chương trình đó gồm: Đào tạo và phổ biến kỹ năng quản lý cho các doanh nhân; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ; các điều khoản tín dụng; đảm bảo mơi trường kinh doanh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể, gồm: Ban hành các chính sách phát triển liên quan đến xúc tiến nâng cao sự bình đẳng về cơ hội và đối xử đối với lao động nữ đặc biệt liên quan đến sự phát triển các doanh nghiệp nữ; hỗ trợ về pháp lý, hành chính như đăng ký kinh doanh, thuế, luật lao động, tuyển chọn nhân lực, quyền sở hữu tài sản.

Tổ chức Lao động Quốc tế đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đặc biệt ở những nước đang phát triển nhằm tại ra nhiều việc làm cho lao động nữ. Các hoạt động nhằm hỗ trợ song phương và nhằm đảm bảo mối quan tâm về giới được đưa vào trong các chương trình và dự án bao gồm các hoạt động nghiên cứu, hợp tác kỹ thuật và dịch vụ tư vấn.

Sử dụng phương pháp tiếp cận đồng bộ: Kết hợp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về

mặt chính sách, ILO đã triển khai các chương trình có liên quan đến sự phát triển

giới doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và ban hành khuyến nghị tạo việc làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

- Chương trình Doanh nghiệp nhỏ Quốc tế (ISEP) được Ban Phát triển doanh nghiệp và Hợp tác xã triển khai năm 1998 với mục tiêu gợi mở tiềm năng tạo

việc làm của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đây là chương trình tổng hợp, thống

nhất, đạt tác động cao và không tốn kém được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phát huy tiềm năng và tạo mở việc làm. Những người hưởng lợi từ chương trình là hàng triệu doanh nghiệp nhỏ, trong đó đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ. Chương trình Doanh nghiệp nhỏ

Quốc tế hoạt động thông qua việc hợp tác với các đối tác địa phương có liên quan

đến phát triển doanh nghiệp nhỏ như các tổ chức của chính phủ, các tổ chức đại diện cho giới sử dụng lao động, các phòng thương mại, các tổ chức đại diện cho giới lao động và các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ. ISEP được hưởng lợi từ cơ cấu

thực địa rộng lớn của ILO, đặc biệt là 15 đội đa chuyên môn và trung tâm đào tạo quốc tế của ILO đóng tại Turin [28].

- Chương trình mang tên “Nhiều việc làm với chất lượng tốt hơn cho phụ nữ” không chỉ tập trung vào các nữ chủ doanh nghiệp mà tập trung vào các nữ chủ

doanh nghiệp mà tập trung cả vào các công nhân lao động nữ trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Thành cơng của chương trình đã phát triển năng lực quản lý và điều hành của các doanh nhân nữ, đồng thời nâng cao trình độ lành nghề cho nữ cơng nhân để họ vươn lên nắm được các cơ hội việc làm, có việc làm và có thu nhập, nâng cao vị thế trong gia đình và ngồi xã hội.

- Bản khuyến nghị về tạo việc làm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tháng

6/1998. Bản khuyến nghị này được xem như là một cơng cụ hữu ích hướng dẫn cho các thành viên của ILO thiết kế và thực hiện các chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho lao động nữ tại các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Bằng các việc làm trên, với tư cách là một tổ chức quốc tế có văn phịng thực địa ở tất cả các khu vực trên toàn thế giới, ILO đã và đang trở thành một điểm hội tụ trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia và các khu vực không chỉ trong lĩnh vực tạo việc làm mà còn trên các lĩnh vực khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các chính sách phát triển, các chương trình dự án quốc gia và liên khu vực.

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)