Kết quả giải quyết việc làm, thất nghiệp của lao động nữ ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 59)

14 Giáo dục và đào tạo 50330 13269 37061 65110 19907 45203

2.3.3 Kết quả giải quyết việc làm, thất nghiệp của lao động nữ ở Nghệ An

Thông qua các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội; phát triển mạnh mạng lưới cơ sở dạy nghề, xuất khẩu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm; cho phụ nữ vay vốn để giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; thực hiện chính sách đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; làm tốt an sinh xã hội... vì vậy, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt.

Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3,1 - 3,3 vạn lao động, trong đó lao động nữ 56% người; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn 2013 là 77%; giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị năm 2013 xuống 5,6%; tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ CTMTQG XĐGN đạt 85%. Số phụ nữ trong tổng số người được vay vốn tín dụng năm 2013 là 65%; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 35%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2013 là: 11,98%.

- Việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về việc làm, thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư... đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động nữ Nghệ An. Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng đúng

mục đích, phát huy được hiệu quả, hoàn trả vốn gốc và lãi đúng kỳ hạn, tỷ lệ vốn tồn đọng thấp. Công tác XKLĐ cũng có chuyển biến tích cực, thị trường XKLĐ được mở rộng. Kết quả là, bình quân cả tỉnh đã tạo được khối lượng việc làm lớn cho lao động nữ.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo tồn và phát triển các làng nghề và thực hiện nghị quyết 06/NQ ngày 8/8/2001 của Ban chấp hàng tỉnh Đảng bộ, hầu hết các huyện Nghệ An đã triển khai xây dựng đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và đề án phát triển làng nghề.

Trong quá trình chuyển đổi do sự biến động của kinh tế thị trường một số ngành nghề bị mai một nay từng bước được khôi phục và phát triển như nghề dệt may thổ cẩm ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu; nghề dâu tằm tơ ở Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn. Nhằm khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống chính quyền các địa phương và nhiều cá nhân tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm đã đầu tư nhiều công sức để khôi phục phát triển nghề trong nhân dân.

Cùng với sự phát triển một số nghề mới được du nhập và phát triển như nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Quỳ Hợp, sản xuất đũa tre ở ở Quỳ Châu, Tương Dương; Mây tre đan ở hầu hết nông thôn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ. Tại xã Nghĩa Hội huyện Nghĩa Đàn phát triển làng nghề chổi đót giải quyết được cho trên 65 lao động nữ trong lúc nông nhàn. Tại thị xã Thái Hòa ngành nghề nổi bật nhất trong các ngành tiểu thủ công nghiệp của địa phương là nghề mộc dân dụng. Làng nghề mộc dân dụng tại phường Quang Phong thị xã Thái Hòa được công nhận là làng nghề truyền thống, hiện tại làng nghề thu hút được 870 lao động, thu nhập bình quân đạt 15,2 triệu đồng/năm.

Phát triển các làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Năm 2013 các huyện ở Nghệ An đã đào tạo được trên 10.000 lượt người lao động làm việc tại các làng nghề. Trong đó huyện Con Cuông đã đào tạo được 10 lớp mây tre đan, 12 lớp dệt thổ cẩm, 5 lớp cắt may công nghiệp cho trên 690 lao động. Huyện Anh Sơn đào tạo được 8 lớp ươm tơ dệt đũi, 12 lớp mây tre đan cho 1000 lao động. Huyện Quế Phong đào tạo 120 lao động nữ tại 6 lớp dệt thổ cẩm. Tại huyện Quỳ Châu thực hiện đào tạo nghề dệt thổ cẩm và may tre đan cho 410 lao động nữ.

- Hiện nay ở Nghệ An đang phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Điển hình là dự án bò sữa TH tại huyện Nghĩa Đàn Nghệ An

có số vốn 1,2 tỷ USD khi hoàn thành dự kiến giải quyết 5000 lao động nông thôn khu vực này.

Trong đó mỗi năm XKLĐ đi làm việc nước ngoài từ 4000-6000 người, đưa lao động đi làm việc ngoại tỉnh khoảng 3.000 đến 4.000 người mỗi năm, số lao động còn lại được giải quyết việc làm tại chỗ, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ đáng kể.

Một phần của tài liệu Đảm bảo bình đẳng giới trong lao động việc làm ở tỉnh Nghệ An (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)